Bệnh hẹp thanh quản là gì?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh hẹp thanh quản là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp thanh quản ra sao? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa về bệnh hẹp thanh quản?

Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp, khó thở và khản giọng. Hẹp thanh quản có thể do chấn thương bên ngoài hoặc bên trong, phẫu thuật trước đó, đặt nội khí quản kéo dài, bức xạ, xạ hóa trị hoặc các nguyên nhân khác gây ra. Ở trẻ nhỏ, hẹp thanh quản có thể là bẩm sinh.

Hẹp thanh quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Biểu hiện của bệnh này xảy ra trong các hình thức thanh quản hẹp ngắn hạn, dẫn đến tình trạng gián đoạn của oxy trong đường hô hấp. Các triệu chứng của hẹp thanh quản phụ thuộc vào mức độ thu hẹp của thanh quản giúp phát ra tiếng nói.

Hẹp thanh quản cấp tính phát triển nhanh chóng, khiến các cơ chế bảo vệ không có thời gian để hoạt động. Do đó, tình trạng thiếu oxy, cùng với carbon dioxide dư thừa trong máu dẫn đến hệ thống các cơ quan nội tạng bị rối loạn nghiêm trọng cho đến khi chúng bị tê liệt và làm cho người bệnh tử vong. Hẹp thanh quản cấp tính có thể điều trị và phục hồi lại bình thường một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu sau khi điều trị cho bệnh nhân bị hẹp thanh quản nhưng tình trạng không tốt hơn, căn bệnh này  trở nên mạn tính. Hẹp thanh quản mạn tính phát triển và có thể dẫn đến các biểu hiện của chứng hẹp thanh quản cấp tính.

Hướng dẫn cách chuẩn đoán bệnh

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

  • Bệnh nhân có tiền sử liên quan đến nguyên nhân Sẹo hẹp thanh khí quản như đặt ống nội khí quản, mở khí quản, chấn thương, bỏng thanh khí quản, các viêm nhiễm như: lao, giang mai, bạch hầu.

Khám lâm sàng:

  • Khó thở thanh quản: Khó thở ở thì thở vào, khó thở chậm, co kéo các cơ hô hấp.
  • Nếu như sẹo hẹp ở thanh môn thì sự di động của dây thanh bị hạn chế gây nên khàn tiếng, mất tiếng, khó nuốt, thở rít và có thể cả viêm phổi.
  • Bệnh nhân đang phải đặt ống thở thì có triệu chứng khó rút ống, phải đặt lại ống hoặc mở khí quản. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sẹo hẹp mắc phải.

Soi thanh quản bằng ống soi mềm:

Để đánh giá sự vận động của dây thanh trước khi phẫu thuật.

  • Soi thanh khí quản bằng ống soi mềm.

Cho phép đánh giá vị trí của đoạn hẹp, chiều dài đoạn hẹp, mức độ hẹp và tình trạng của thanh khí quản ở dưới đoạn hẹp. Đây cũng là phương tiện để đánh giá tình trạng của thanh khí quản sau phẫu thuật.

  • Soi thanh khí quản trực tiếp:

Phương pháp quan trọng nhất để đánh giá sẹo hẹp thanh khí quản là soi trực tiếp thanh khí quản ống cứng, chiều dài và tình trạng của sẹo hẹp được đánh giá trực tiếp. Soi thanh khí quản đánh giá được sẹo mềm (sẹo mới) hay cứng (sẹo cũ).

Soi thanh khí quản là cần thiết để loại trừ bệnh kết hợp cả khí và phế quản. Đường kính của đường thở được đo một cách khách quan bằng cách đưa qua chỗ hẹp một ống Nkhí quản đã biết kích thước để đánh giá. Tỷ lệ tắc đường thở và vị trí giải phẫu của tổn thương là được khẳng định qua thăm khám bằng nội soi.

Cận lâm sàng

  • Triệu chứng Xquang.

Phim cổ nghiêng là hình ảnh điện quang rất quan trọng.

Phim phổi thẳng để đánh giá tổn thương đường khí phế quản ở trong lồng ngực hoặc biến chứng thứ phát của tắc đường hô hấp trên gây ra cho đường hô hấp dưới.

CT Scan hoặc MRI cung cấp chi tiết giải phẫu của đường khí và cấu trúc xung quanh. Hình ảnh CT Scan và MRI chỉ ra lòng đường thở và các khối bên ngoài đè vào đường thở.

Trên CT scan có thể đánh giá được mức độ hẹp theo phân độ của Cotton:

+ Cotton I: Sẹo hẹp dưới 50% khẩu kính đường thở.

+ Cotton II: Sẹo hẹp từ 51%-70% khẩu kính đường thở.

+ Cotton III: Sẹo hẹp từ 71%-99% khẩu kính đường thở, vẫn nhận thấy lòng đường thở.

+ Cotton IV: Sẹo hẹp 100% khẩu kính đường thở, không còn nhận thấy lòng đường thở.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với hẹp khí quản do các nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài: u tuyến giáp, u trung thất, u thực quản…

Tác giả:

Tin nên đọc