Bệnh lạ rối loạn phân ly ở các em học sinh: Nguy hiểm mức nào và có chữa được không?

( PHUNUTODAY ) - Theo bác sĩ Đinh Hữu Uân, bệnh viện Tâm thần Trung ương, bệnh này không nguy đến tính mạng của trẻ. Phần lớn những trẻ mắc bệnh lý hysteria tập thể có biểu hiện khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác... ý thức chỉ bị ảnh hưởng.

Thời gian gần đây, người dân và chính quyền tỉnh Bắc Kạn vô cùng lo lắng khi có tới 9 học sinh của điểm trường Nà Bản (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) mắc chứng bệnh lạ.

Theo đó, các em học sinh này thường xuyên có biểu hiện như liên tục bị ngất, khó thở, trở lên hung dữ bất thường, suy kiệt sức khỏe… Dựa trên những biểu hiện này, các chuyên gia nghĩ nhiều đến khả năng các cháu mắc bệnh lý hysteria tập thể (rối loạn phân ly), là một nhóm các rối loạn thường gặp và xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

 Nhiều học sinh điểm trường Nà Bản bỗng dưng hung dữ bất thường (Ảnh minh họa).

Trao đổi với Người Đưa Tin, bác sĩ Đinh Hữu Uân, bệnh viện Tâm thần Trung ương khẳng định bệnh này không nguy đến tính mạng của trẻ.

Các bệnh nhân thường mất tự chủ do một nỗi sợ hãi gây ra bởi nhiều sự kiện trong quá khứ có liên quan đến một số mâu thuẫn nghiêm trọng, bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở những người nhân cách yếu. Những người người có cùng một cảm xúc giống nhau sẽ phát ra cùng một lúc. Khi cảm xúc bị dồn nén ở mức độ cao sẽ xuất hiện bệnh lý hysteria tập thể. 

Phần lớn những trẻ mắc bệnh lý hysteria tập thể có biểu hiện khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác... ý thức chỉ bị ảnh hưởng. Đặc điểm quan trọng là bệnh nhân rất dễ tự ám thị, bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được mọi người chú ý và trở nên hung dữ hơn.

Ảnh minh hoạ

Các rối nhiễu của các em học sinh xuất phát từ vấn đề tâm lý, mấu chốt giải quyết là tìm xem nguyên nhân từ đâu (bị chèn ép, áp lực học tập; có suy nhược thần kinh hay không). Khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần đưa đến bác sĩ thăm khám cũng như làm các xét nghiệm để loại trừ các căn bệnh khác như tim mạch, động kinh…

Phương pháp chính để chữa trị chứng rối loạn phân ly là tâm lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp nói chuyện, tư vấn hoặc liệu pháp tâm lý xã hội, liên quan đến việc nói về rối loạn và các vấn đề liên quan với một nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần. Trị liệu sẽ làm việc để giúp hiểu được nguyên nhân của tình trạng và hình thành cách thức mới để đối phó với các tình huống căng thẳng. 

 Nhiều học sinh ở Bắc Kan cùng mắc chứng bệnh lạ 

"Khi trẻ được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán rối loạn phân ly dựa trên việc xem xét các triệu chứng và lịch sử cá nhân. Để đánh giá mức độ bệnh, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm nhằm loại trừ các điều kiện vật chất - bao gồm cả chấn thương ở đầu, một số bệnh về não. Nếu bác sĩ loại trừ nguyên nhân vật lý, có thể sẽ giới thiệu đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần cho một cuộc phỏng vấn chuyên sâu chỉ ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Tâm lý trị liệu cho chứng rối loạn phân ly thường liên quan đến kỹ thuật, giúp nhớ và làm việc thông qua các chấn thương gây ra bệnh. Phương pháp tâm lý trị liệu thường rất hiệu quả trong điều trị rối loạn phân ly”, bác sĩ Uân tư vấn.

Bác sĩ Đinh Hữu Uân cũng khuyến cáo, trẻ em có thể chất, cảm xúc hoặc lạm dụng tình dục tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, bao gồm cả rối loạn phân ly, vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý. 

Lý giải về hiện tượng là mà các em học sinh trường Nà Bản gặp phải, bác sĩ Đinh Hữu Uân dẫn lại câu chuyện hồi tháng 7/2017, ở xã Chiềng Ngần (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) có 13 người mắc “bệnh lạ” suốt ngày nhảy múa.

Căn bệnh lạ lây truyền từ người này sang người khác, những người bị sau đều từng có thời gian tiếp xúc người bị trước. Sau đó, ngành y cũng đã kết luận những người này mắc chứng rối loạn phân ly tập thể.

Tác giả:

Tin nên đọc