Bệnh tay chân miệng "vào mùa", cha mẹ nên làm ngay điều này để bảo vệ con

( PHUNUTODAY ) - Bệnh chân tay miệng nếu không được phát hiện bệnh sớm sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác. Trong đó, hay loại thường gặp nhất là type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Hiện chưa có vắc xin dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Do đó, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa, do đó cách phòng tránh tốt nhất chính là tăng cường vệ sinh: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; dùng bát đĩa riêng; không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi...

Khi thấy những bé trong nhà trẻ có biểu hiện nghi tay chân miệng thì cần được đi khám và cách ly ngay tránh lây truyền cho các học sinh khác.

Việc cần làm đầu tiên khi phát hiện con có dấu hiệu bị tay chân miệng?

Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng sau này.

Trong quá trình điều trị, cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, hạn chế bội nhiễm thêm các bệnh khác.

Khi trẻ bị tay chân miệng, bé vẫn cần vệ sinh răng miệng, tắm rửa như bình thường. Tuy nhiên, nên rút ngắn thời gian tắm rửa, dùng nước ấm và chọn phòng kín gió để tránh bị nhiễm lạnh.

Khi tắm, cha mẹ nên chọn loại xà bông diệt khuẩn phù hợp với da của bé. Trong quá trình tắm nên cố tránh không làm vỡ các nốt phỏng. Không nên tắm nước lá bởi dễ gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp con có sức đề kháng chống lại bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Cháo hoặc súp loãng

Trẻ bị tay chân miệng thường biếng ăn do sốt cao, các vết loét trong miệng gây khó chịu. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày cho trẻ. Đối với trẻ lớn, nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo súp. Rau củ quả cũng có thể nghiền nhuyễn nấu cùng cháo để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Sữa, sữa chua

Sữa chua bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn. Trong khi đó, sữa cung cấp protein và bù nước giúp trẻ mau hồi phục.

Trứng

Trứng chứa nhiều protein, vitamin, chất đạm và khoáng chất… rất tốt cho trẻ. Ngoài ra, trứng mềm, dễ ăn không làm ảnh hưởng đến các vết loét trong miệng trẻ khi nhai nuốt.

Nước ép hoặc sinh tố hoa quả

Nước ép hoặc sinh tố hoa quả giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cha mẹ nên cho con uống nước cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Ngoài ra, nước ép, sinh tố làm từ các loại quả có màu đỏ, vàng như dưa hấu, cà chua... sẽ cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các tổn thương.

Tác giả:

Tin nên đọc