Bí ẩn phòng the: Đường Thái Tông chuyện còn chưa kể

( PHUNUTODAY ) - Đường Thái Tông là một anh hùng của lịch sử Trung Quốc những đằng sau đó là chuyện ít người biết.

Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗, 23 tháng 1, 599 – 10 tháng 7, 649), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, ông trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán (貞觀).

Năm 617, Đường Thái Tông khuyên cha là Đường Cao Tổ nên khởi binh phản nhà Tuỳ, lại có công đánh dẹp các lộ anh hùng thiên hạ, đem lại cơ nghiệp nhà Đường nên thường được xem như một Khai quốc Hoàng đế đồng sáng lập nhà Đường với Đường Cao Tổ.

 

Ông là một vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường. Việc lên ngôi của ông rất nổi tiếng qua Sự biến cửa Huyền Vũ, ông đã khiến hai người anh em của mình là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát bị giết chết tại cửa Huyền Vũ, Trường An. Đường Cao Tổ lập Thế Dân làm Hoàng thái tử, hai tháng sau thì nhường ngôi cho con còn mình thì làm Thái thượng hoàng.

Lý Thế Dân nổi tiếng chuyện “Khải Hoàn Môn” tranh trừ an hem cướp ngôi

Chiếm đoạt em dâu

Sau khi tắm máu Huyền Vũ môn, Lý Thế Dân quy Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát vào tội làm phản, ra lệnh giết sạch gia đình để trừ hậu họa.

Trong cuộc huynh đệ tương tàn ấy, chỉ còn một người phụ nữ duy nhất sống sót. Đó chính là Dương Khuê My – vợ của Lý Nguyên Cát, em dâu Lý Thế Dân.

Tương truyền rằng, Dương Khuê My vốn là ca nữ nức tiếng thành Trường An, sở hữu dung mạo khuynh thành, lại đàn hay, hát giỏi, am hiểu sách thánh hiền, có tài xuất khẩu thành văn.

 

Không chỉ thoát được cuộc tàn sát của anh rể, ít lâu sau khi Lý Thế Dân lên ngôi, Dương Khuê My được nạp vào hậu cung.

Cho tới ngày nay, nhiều người vẫn cho rằng sự biến Huyền Vũ Môn thực chất là mũi tên trúng hai đích của Lý Thế Dân: vừa giết được anh trai để đoạt ngai vàng, lại vừa trừ khử em trai để có được mỹ nữ.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang