Bỏng do nhiều nguyên nhân như: nước sôi, lửa, điện, hóa chất, nhiều nhất vẫn là bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ. Bỏng được chia ra làm 4 độ.
Độ I: bỏng nông, chỉ ở phần da, dấu hiệu nhận biết là da đỏ, nóng rát, chỉ vài phút đến vài chục phút da bị phồng lên và mọng nước. Loại bỏng này thường do nước sôi.
Bỏng độ II: Tức là vết bỏng ăn sâu vào đến tổ chức dưới da. Độ III: Vết bỏng sâu đến phần gân, cơ. Và độ IV: Vết bỏng vào đến phần xương (thường do lửa, điện). Nhưng để đánh giá tiên lượng nặng hay nhẹ người ta lại căn cứ vào diện tích bị bỏng: diện tích càng lớn thì tiên lượng càng nặng.
Mẹo trị bỏng
Để trị bỏng bằng nước sôi (độ I), trong dân gian có một kinh nghiệm là dùng lòng trắng trứng (gà hoặc vịt).
Bỏng ở trẻ em rất nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bị bội nhiễm. Do vậy, dù chỉ là vết bỏng nhẹ nhưng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử hoặc tử vong do nhiễm trùng.
Khi thấy con bị bỏng có bậc phụ huynh mang cả lọ nước mắm dội hết vào vết thương. Hậu quả là vết bỏng bị hoại tử và nhiễm trùng. Có gia đình lại dùng muối bỏ vào miếng vải rồi đắp lên vết bỏng bô xe máy cho con. Sau một thời gian tự chữa trị, vết bỏng của cháu bé bị thối rữa và nhiễm trùng nặng, phải tiến hành phẫu thuật để cấy da.
Cũng có không ít những trường hợp tự chữa bỏng bằng vôi bột, bùn ao vì các cụ truyền lại những thứ này vừa lành, vừa mát. Một số khác còn đắp tỏi, trứng… và những thứ khác như kem đánh răng, nhựa chuối, mỡ trăn, nõn ổi, mẻ…
Các bác sĩ cho biết việc nhiều gia đình dùng muối, nước mắm, tương, mẻ… để đắp lên vết bỏng là một sai lầm. Việc sơ cứu như trên chỉ làm bệnh nhân đau đớn hơn, dễ bị sốc và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.Nếu bôi kem đánh răng lên vết bỏng, bệnh nhân không những đỡ mà sẽ bỏng nặng thêm do bị bỏng kiềm (trong thành phần kem đánh răng có chứa kiềm nhẹ).
Ngay lập tức lấy lòng trắng trứng (trứng gà hay trứng vịt đều được) bôi vào vết bỏng. Khi bôi nên bôi từ ngoài vào trong, từ chỗ bị bỏng ít cho đến trung tâm vết bỏng.
Đợi cho đến khi lớp lòng trắng trứng đó khô lại, tiếp tục bôi lên trên một lớp nữa y như vậy. Lặp lại hành động trên liên tục trong 2 giờ đầu sau khi bị bỏng. Sau đó cứ từ 3-4 giờ lại quết 1 lần.
Đến ngày thứ 3 hoặc chỉ cần cảm thấy các vết phồng rộp bị giảm đi, không còn đau nữa thì dùng nước sạch, tốt nhất là nước đun sôi để nguội để rửa lớp lòng trắng trứng trên vết bỏng.
Chỉ cần tưới nước lên lòng trắng trứng sẽ mềm ra và trôi đi. Lau vết bỏng bằng khăn sạch mềm, sau đó tiếp tục dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng giống như lần đầu.
Khi nhận thấy nạn nhân hết đau rát, vết bỏng không bị phồng thì "thay băng" bằng cách: lấy nước sạch (đun sôi, để nguội) tưới nhẹ lên vết bỏng, lòng trắng trứng sẽ mềm rữa và trôi đi, dùng khăn sạch mềm thấm khô, sau đó băng tiếp lần thứ hai như trên.
Thường chỉ sau 3-5 ngày là khỏi (da trở lại bình thường, vết bỏng không bị phồng). Khi đó nếu cẩn thận ta có thể "băng" tiếp lần thứ 3 để đảm bảo chắc chắn.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Bị cảm cúm đừng dùng thuốc tây hãy ăn ngay thực phẩm này hiệu quả nhanh hơn
-
Dùng thực phẩm này theo đúng cách dưới đây cả đời bạn không lo bệnh gan
-
Mẹ hãy trị ho cho cả nhà bằng cách này đặc biệt hiệu quả
-
Bị trĩ hãy làm theo cách này bạn sẽ không tốn tiền mua thuốc tây mà có thể tự trị tại nhà
-
Thần dược cho sức khỏe mọi nhà nhưng ai cũng đang vứt bỏ