Rất nhiều người cho rằng nếu bị các tật khúc xạ ở mắt thì có thể được miễn đi Nghĩa vụ quân sự, điều này có đúng không?
Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, thay thế cho Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có hiệu lực từ 1-1-2024.
Theo Thông tư 105, tiêu chuẩn chung về sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự là đạt sức khoẻ loại 1, 2, 3 theo quy định.
Trong đó, loại 1 là tất cả các chỉ tiêu khám đều đạt điểm 1 - chỉ tình trạng sức khoẻ rất tốt; loại 2 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 2 - chỉ tình trạng sức khoẻ tốt; loại 3 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 3 - chỉ tình trạng sức khoẻ khá; loại 4 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 4 - chỉ tình trạng sức khoẻ trung bình; loại 5 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 5 - chỉ tình trạng sức khoẻ kém và loại 6 là có ít nhất một chỉ tiêu bị điểm 6 - chỉ tình trạng sức khoẻ rất kém.
Một trong những điểm mới quy định tại Thông tư 105 lần này đó là việc chấm điểm các bệnh về mắt.
Hiện nay, theo Thông tư liên tịch số 16, người bị loạn thị (bao gồm tất cả các loại) sẽ bị chấm điểm 6 , tức được xếp vào nhóm sức khoẻ loại 6 – không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên, theo Thông tư 105 mới ban hành, người viễn thị do sinh lý hoặc dưới 1 đi ốp sẽ được chấm 2 điểm; lớn hơn hoặc bằng 1 đi ốp sẽ được chấm 3 điểm. Trường hợp loạn thị đã phẫu thuật, hết loạn thị sẽ được chấm 3 hoặc 4 điểm tuỳ trường hợp.
Như vậy với người đang loạn thị bị chấm điểm 2 mà các tiêu chuẩn sức khoẻ khác không có tiêu chuẩn nào bị chấm điểm 3, 4, 5, 6 thì sẽ đạt sức khoẻ loại 2, khi đó sẽ đủ điều kiện nhập ngũ bình thường.
Tương tự, với người loạn thị bị chấm điểm 3, mà các tiêu chuẩn sức khoẻ khác không có tiêu chuẩn nào bị chấm điểm 4, 5, 6 thì sẽ đạt sức khoẻ loại 3, khi đó sẽ đủ điều kiện nhập ngũ bình thường.
Nghĩa vụ quân sự 2024 đi mấy năm?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Như vậy, thông thường thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ nay trở đi: Ai có BHYT khi đi khám sẽ hưởng 1 quyền lợi cực lớn, chưa từng có trong tiền lệ
-
Vì sao đặt điện thoại xuống bàn, người không ngoan luôn nhớ úp màn hình, không bao giờ để ngửa?
-
Từ nay trở đi: 10 trường hợp này xây nhà không cần xin giấy phép xây dựng, ai không biết quá phí
-
5 loại giấy tờ tuỳ thân có giá trị sử dụng như nhau từ 01/7/2024: Bạn biết chưa?
-
Bao nhiêu tuổi thì được cấp Thẻ Căn Cước và đăng ký sim chính chủ?