Bị u nang buồng trứng có sinh con được không?

( PHUNUTODAY ) - U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên nhiều người lo lắng không biết u nang buồng trứng có thể sinh con không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề này.

 U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 14-55. U nang buồng trứng là hiện tượng một quả bóng nhỏ trong chứa đầy không khí hay chất dịch lỏng nằm ở một bên buồng trứng gây áp lực lên phần bụng dưới. 95% trường hợp u nang buồng trứng là lành tính.

Bệnh này thường gây trướng bụng, đau phần bụng dưới, đau theo chu kỳ; đau mỏi lưng; đau khi giao hợp; chảy máu tử cung do giảm lượng estrogen... U nang buồng trứng có thể gây vô sinh, sẩy thai, đẻ non, khó đẻ.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng như: sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa hoóc-môn như các loại thịt và sữa có cho thêm hoóc-môn tăng trưởng; chế độ ăn uống không cân bằng, ít thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên; dùng quá nhiều thuốc tránh thai; gan bị nhiễm độc hoặc do làm việc quá sức; béo phì, stress.

Nếu là nang buồng trứng cơ năng thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng. Những nang này rất hay gặp ở những phụ nữ ở độ tuổi từ dậy thì đến mãn kinh tức là độ tuổi sinh sản khi 2 buồng trứng phóng ra nhiều trứng trưởng thành nhất.

U nang buồng trứng có thể gây vô sinh, sẩy thai, đẻ non, khó đẻ.

U nang buồng trứng có con được không tùy vào từng trường hợp cụ thể:

U nang buồng trứng cơ năng (một hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con. Tuy nhiên, nếu cần phải mổ để lấy u nang thì thầy thuốc thường tư vấn trước cho người bệnh biết trường hợp có thể ảnh hưởng đến tiềm năng sinh sản: khi cả 2 buồng trứng đều nang hoá, không còn mô lành. Thông thường, chỉ với một buồng trứng hoặc thậm chí một phần lành của buồng trứng, người phụ nữ vẫn có thể sinh sản.

U nang buồng trứng có con được không còn dựa vào kích thước khối u

Trên siêu âm, người ta dựa vào kích thước khối u, cấu trúc vỏ u (dày hay mỏng), thành phần trong khối u (echo trống là dịch, echo dày là mô đặc), có hình ảnh chồi hay vách, ở một hay 2 bên buồng trứng, có dịch trong ổ bụng... để xếp loại khối u.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Khi phát hiện bị u nang buồng trứng, chị em nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không có thể bị vô sinh.

Cách điều trị u nang buồng trứng:

Đó là phẫu thuật cắt bỏ u, phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh biến chứng. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng vẫn có con như bình thường. Vì chúng ta có hai buồng trứng, nếu cắt một bên thì bên kia vẫn bình thường. Cháu không nên lo lắng quá như thế, lại càng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác giả:

Tin nên đọc