Bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh ung thư cổ tử cung là một loại bệnh rất dễ mắc phải ở phụ nữ. Nó trở thành nỗi lo sợ của mỗi chị em, thậm chí còn có thể đe dọa đến thiên chức làm mẹ. Vậy liệu ung thư cổ tử cung có thể mang thai được không? Hãy cùng Phụ nữ Today tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung, là bộ phận kết nối tử cung và âm đạo. Khi virus Paplloma (HPV) lây nhiễm qua đường tình dục tồn tại trong cổ tử cung nhiều năm và làm thay đổi cấu trúc gen di truyền. Các tế bào tại niêm mạc cổ tử cung sẽ tăng sinh một cách bất thường và khó kiểm soát dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm, trong một thời gian dài và ít xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ 14- 45 tuổi. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ ở độ tuổi 20 – 34 mắc bệnh này là 14% và từ 35 – 40 là 26%. Nếu không phát hiện sớm sự xâm nhiễm của virus HPV để điều trị kịp thời, thì virus này sẽ gây ung thư biểu mô tại chỗ và sau đó gây ung thư cổ tử cung di căn.

Bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không?

Phụ nữ bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung có nguy cơ bị vô sinh rất cao do việc di chuyển phôi gặp khó khăn ở cổ tử cung. Khi trứng được thụ tinh sẽ phải vào tử cung để làm tổ. Nhưng sự tăng sinh và phát triển bất thường của các tế bào cổ tử cung khiến phôi không thể di chuyển vào trong tử cung và không thể tạo thành bào thai.

Chưa kể, trong quá trình điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xâm lấn, các chị em có thể gặp phải một số biến ứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con. Chẳng hạn, việc áp dụng xạ trị điều trị ung thư cổ tử cung có thể khiến âm đạo bị hẹp lại, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó hiệu suất trứng được thụ tinh cũng bị giảm theo.

Không chỉ xạ trị mà các thuốc hóa trị cũng gây tổn thương và phá hủy các tế bào trứng. Trong trường hợp các tế bào ung thư cổ tử cung lan rộng thì phải phẫu thuật khoét bỏ một phần tử cung. Và điều này sẽ kéo theo một loạt vấn đề, chức năng và hoạt động của tử cung sẽ bị hạn chế, tinh trùng khó gặp trứng, mô tử cung thì ngày càng suy yếu, nếu có thụ thai cũng dễ bị sảy thai. Nghiêm trọng nhất, nếu phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung thì người phụ nữ sẽ không thể mang thai và sinh con.

Cách điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đối với mẹ bầu

Tùy vào giai đoạn bệnh mà cách điều trị ung thư cổ tử cung của bác sĩ sẽ khác nhau đối với mẹ bầu.

+ Nếu mẹ bầu được phát hiện bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu: 

Giai đoạn này các khối u chưa lây lan nhiều, chúng vẫn là một khối nhỏ và có thể tiêu diệt được. Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn tiếp tục mang thai, việc điều trị bệnh lúc này sẽ bị trì hoãn lại sau khi sinh em bé. Sau thời gian sinh con, người mẹ được phục hồi sức khỏe rồi mới bắt đầu được điều trị bằng cách phẩu thuật hoặc khoét chóp.

+ Nếu mẹ bầu bị phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: 

Trường hợp này rất khẩn cấp, việc điều trị bệnh trong giai đoạn này rất khó khăn đối với bác sĩ. Sau thời gian trao đổi về phương pháp điều trị bệnh, bác sĩ có thể chấm dứt thai kỳ nếu như bệnh được chẩn đoán lây lan quá mạnh. Lúc này, tùy vào sự lựa chọn của người mẹ, nếu như bạn quyết định sinh con thì việc điều trị sẽ được trì hoãn lại sau sinh,tuy nhiên, sau sinh việc điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối có tỷ lệ sống sót rất thấp, vì vậy mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần của mình nhé!

Những ảnh hưởng của bệnh ung thư cổ tử cung đến thai nhi

Trong thời kỳ mang thai, nếu như mẹ bầu bị chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung thì việc đẻ non, thai nhi bị nhẹ cân hoặc thiếu máu là điều dễ xảy ra sau khi sinh con. Vì vậy nếu chị em đang bị bệnh này và đang mang bầu, hãy chuẩn bị tâm lý thật kỹ để cùng con vượt qua mọi trở ngại của cuộc sống mẹ bầu nhé!

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của nhiễm trùng sau điều trị như:

  • Chảy máu nhiều
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hoặc màu xanh hoặc màu vàng
  • Cơn bụng kéo dài
  • Sốt

Thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh trước khi nhiễm trùng có thể lan rộng và gây bất cứ tổn thương nào.Như với sinh thiết hình nón, các nghiên cứu nhìn vào LLETZ (loop cắt bỏ lớn của khu vực chuyển tiếp) cho thấy có sự gia tăng nhỏ trong nguy cơ sinh con trước 37 tuần và có trọng lượng sơ sinh thấp bé. Nguy cơ này có thể phụ thuộc vào số lượng mô cổ tử cung đã được gỡ bỏ. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy một sự gia tăng nhẹ nguy cơ của nước phá vỡ đầu (vỡ sớm của màng) cho những phụ nữ đã có LLETZ.

Tác giả:

Tin nên đọc