Mặt
Khoảnh khắc dùng tay tát trẻ, có thể xả cơn giận, nhưng khó có thể bù đắp được những tổn thương trong thể xác và tinh thần của trẻ. Trước hết, sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ. Người xưa có câu “đánh người không đánh mặt”, đứa trẻ còn nhỏ nhưng cũng có lòng tự trọng. Mặt khác, tát trẻ có thể dẫn đến gây ù tai, nếu dùng lực quá mạnh còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ và tắc nghẽn mạch máu.
Huyệt thái dương
Dùng lực quá mạnh đánh vào huyệt thái dương có thể khiến đứa trẻ bị mù mắt, bởi vì huyệt thái dương gần với vành mắt, dùng lực quá mạnh sẽ gây ra gãy xương và gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Tai
Dùng lực quá mạnh để véo tai có thể dẫn đến thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến sự phát triển thính lực của trẻ.
Đầu
Trẻ bị đánh lực mạnh vào đầu hoặc va đập mặt phẳng cứng có thể gây chấn thương sọ não. Đây là nguyên nhân tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Tùy vào lực đánh mạnh hay nhẹ, trẻ có hình thái tổn thương như chấn động não (nhẹ nhất), nứt sọ (tổn thương mạnh đến mức nứt sọ), dập não (tổn thương vào não bên trong hộp sọ), tụ máu não (tình trạng đứt các mạch máu trong não gây chảy máu tạo máu tụ). Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bất tỉnh, quấy khóc, nôn, đau đầu, kích thích, co giật, hôn mê, lỗ tai và mũi chảy máu hoặc nước trong, chân tay yếu liệt.
Sau lưng
Tủy sống và cột sống của trẻ sẽ không được phát triển khỏe mạnh, thường xuyên đánh sau lưng, có thể dẫn đến tổn thương cột sống của trẻ.
Cổ
Nếu cha mẹ bóp cổ con trong cơn tức giận hoặc khiến trẻ bị vật nhọn sắc đâm vào có thể khiến trẻ tử vong. Khi đánh vào cổ con, bé có thể bị tổn thương:
- Trẻ bị ảnh hưởng sụn thanh quản, cản trở hô hấp, thiếu oxy lên não có thể khiến xảy ra tình trạng chết não.
- Trẻ khó thở.
- Trẻ có thể bị bại não nếu bị bóp cổ quá 3 phút.
Tác giả: