Da, cổ gà
Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Phao câu
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc.
Trên thực tế, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái "nhà kho lớn" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Ăn phao câu vô tác dụng chứ không như nhiều người đồn thổi.
Lòng gà
Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc," Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.
Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Lưu ý khi sơ chế gà
Ngày nay, chị em phụ nữ thường mua gà được làm sẵn ở chợ hoặc siêu thị. Tuy vậy, sau khi về vẫn cần phải sơ chế lại để làm sạch và khử mùi lông.
“Sau khi làm lông và mổ gà, chị em nội trợ cần rửa sạch gà. Tiếp đó, dùng muối sát vào những ngóc ngách trên gà như miệng, cổ, nhất là khu vực diều gà và cần cắt bỏ phổi. Thậm chí, chị em có thể dùng muốn sát trên toàn bộ cơ thể của gà. Sau đó, rửa lại sạch sẽ dưới vòi nước chảy”, bác sĩ Tường Vi chỉ chị em nội trợ cách sơ chế gà sạch trước khi chế biến.
Tác giả: