Ca sĩ Phương Vy cũng là một bà mẹ bỉm sữa bình thường như bao người khác, là mẹ của cô con gái nhỏ gần 3 tuổi tên Ailani nên chắc chắn Phương Vy cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Và nữ ca sĩ đã chọn cách bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về việc luyện con ngủ bằng chia sẻ lại một status trên trang cá nhân của mình:
"Mỗi lần thấy các mẹ bỉm sữa xung quanh khoe: "4 tuần con đã ngủ xuyên đêm, 6 tuần con đã không ăn đêm nữa, chỉ cần đặt con xuống cho ti giả là con ngủ..." mà lòng tôi lại chộn rộn? Vì sao mình không làm được như thế chứ, vì sao mình không luyện ngủ cho con giỏi như các mẹ?
Thế là, tôi cũng ngùn ngụt quyết tâm phải luyện con ngủ riêng. Hành trình luyện con ngủ riêng không mất quá nhiều nước mắt và vật vã như tôi hình dung, trộm vía chỉ sau 3-4 ngày khóc khản cổ là con đã có thể tự ngủ ngon lành trong cũi và ngủ liền 6-8 tiếng không dậy ăn đêm. Ồ, hóa ra là cũng đơn giản nhỉ!
Nhưng chưa kịp hoan hỉ với niềm vui sướng ấy, tôi bắt đầu thấy mình hụt hẫng. Hụt hẫng khi xoay xở vắt sữa ra bình để canh lượng ăn của con trong khi có thể ôm con vào lòng để con ti mẹ, hụt hẫng khi mỗi lần nhìn con bé xíu quấn chặt trong khăn nằm chơ vơ trên cũi trong phòng; hụt hẫng khi thấy con bỗng giật thót mình giơ đôi tay nhỏ xíu lên trời huơ huơ mà mẹ phải bình tĩnh đứng nhìn để con tự xoay xở, thay vì nhẹ nhàng ngồi xuống vỗ về để con ngon lành ngủ tiếp... Đó thực sự là những cảm giác vô cùng day dứt và khó diễn tả.
Rồi tình cờ tôi đọc được một bài viết của một bà mẹ trẻ cùng tấm ảnh chị đang nằm ngủ cùng con trong cũi, tôi cứ ám ảnh mãi những dòng chia sẻ này: 'Tôi nhớ lại buổi hòa nhạc dành cho các giáo dân mà tôi cùng chồng tham dự. Tại buổi hòa nhạc đó, một cha xứ đã chia sẻ những điều ông được chứng kiến trong một trại trẻ mồ côi ở Uganda. Cha xứ kể lại rằng, khi ông bước vào một căn phòng chăm sóc trẻ sơsinh với hơn 100 chiếc cũi đặt những em bé, và ông đã bị sốc bởi sự yên ắng của căn phòng. Cha sứ đã hỏi người quản lý rằng: "Tại sao một căn phòng toàn trẻ sơ sinh lại có thể yên lặng như vậy?" – Bà ấy đã nhìn vào mắt cha sứ và nói: "Sau khoảng 1 tuần những đứa trẻ được đưa đến đây, và khóc hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày, cuối cùng chúng đã dừng khóc khi chúng nhận ra rằng không có ai đến bên chúng để vỗ về. Trái tim tôi tan vỡ, cảm giác như thành trăm nghìn mảnh bay khắp phòng hòa nhạc', người mẹ trẻ nói.
Tôi bắt đầu sục sạo khắp các diễn đàn với câu hỏi "tại sao lại phải luyện con ngủ?" thì kết quả chủ yếu chốt lại ở ba điều "để con tự lập", "để con không bám mẹ", "để mẹ có thể ngủ và nghỉ ngơi"... toàn là những lý do thuyết phục cả. Để tìm câu trả lời cho câu hỏi "tại sao nên cho con ngủ chung" thì vất vả hơn, nhưng những gì tôi đọc được thì không chỉ thuyết phục mà còn day dứt, nó khiến tôi ngay lập tức từ bỏ việc cố gắng luyện con ngủ riêng, nó khiến tôi hiểu ra rằng mình đang tự tước bỏ đi một đặc quyền thiêng liêng của một người mẹ, đó là quyền được ôm ấp và nâng niu những giấc ngủ của con.
Luyện con ngủ riêng thì liệu bạn có không mất ngủ? Tôi nghĩ là không. Mất ngủ là một điều không thể tránh khỏi khi bạn làm mẹ. Đó là một phần của cuộc hành trình mà bạn dấn thân. Bạn biết đấy, mẹ mọi loài vật đều ôm ấp liếm láp đứa con bé bỏng của mình hàng đêm và chỉ có con người mới tìm cách tách con sớm mà thôi.
Luyện con ngủ riêng thì con sẽ tự lập? Thực tế là tự lập chẳng có tí liên quan nào đến ngủ chung hay ngủ riêng. Điều đó, tôi cảm thấy thực sự thấm thía khi đọc được chia sẻ của một người mẹ như này: 'Rồi mẹ phát hiện ra, việc gần gũi với con, cho con bú mẹ trực tiếp, tiếp da với con, ngủ chung với con... đều chẳng thể làm hỏng việc con có thể tự lập được. TỰ LẬP HAY KHÔNG LÀ DO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC, không phải do việc "rèn ăn, luyện ngủ", cũng không phải việc tách con ra khỏi mẹ (một dạng ""huấn luyện") dù rằng vẻ bề ngoài của nó có vẻ như vậy. Mà giáo dục (education) so với rèn luyện, huấn luyện (training) thì khác nhau xa lắm'.
Có lẽ vì thế nên mỗi ngày, hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới vẫn chia sẻ những bức ảnh đầu bù tóc rối vì thức đêm ru con ngủ, cho con ăn; những phút yếu lòng trước tiếng khóc của đứa con nhỏ; những nỗi hoang mang cứ lặp đi lặp lại mà chẳng có câu trả lời…. như là một cách để giữ lại những điều đặc biệt và hạnh phúc nhất của một người mẹ; như là một "tuyên bố" mạnh mẽ rằng: Sau tất cả những điều kinh khủng này, tôi vẫn là một người mẹ hạnh phúc và những đứa trẻ vẫn luôn là những thiên thần đáng yêu nhất trên thế giới này. Tôi quyết định đứng vào "hàng ngũ" của những bà mẹ ấy.
Đơn giản vì tôi hiểu rõ rằng, mọi em bé đều sẽ lớn lên, bằng tình yêu thương!".
Theo các chuyên gia chia sẻ thì việc cho trẻ ngủ riêng rất nhiều bà mẹ thất bại trong việc luyện cho trẻ ngủ riêng, là vì những lý do sau:
- Chúng ta tin rằng cho con ngủ riêng, bố mẹ sẽ phải có “thần kinh thép” để chịu nghe bé khóc hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày.
- Đứa trẻ đầu mà luyện được cho con ngủ riêng thì đứa sau cũng thế.
- Một khi con đã từ biết ngủ, là việc dạy con đã thành công.
- Trẻ nhỏ có thể thực hiện theo một thời gian biểu do bố mẹ vạch ra
Thực tế thì sao?
Trừ những đứa trẻ bị mắc một căn bệnh nào đó, còn không, không đứa bé nào có thể khóc hàng tiếng đồng hồ. Và thời gian khóc của trẻ, chắc chắn sẽ giảm theo thời gian.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Bạn luyện được cho con đầu, không có nghĩa đứa sau cũng thế.
Việc dạy trẻ tự ngủ riêng là cả một nghệ thuật. Chúng ta thường sẽ phải mất 3-4 tháng để con tự ngủ đi vào khuôn khổ
Vì chúng ta cũng thường tỉnh và ngủ tiếp rất nhiều lần trong đêm, trẻ nhỏ cũng sẽ vậy. Trẻ sẽ học được cách tự ngủ tiếp, và chúng ta cũng thế.
Tác giả: