Các cụ dặn dò chẳng sai: Anh em ruột thịt đến mấy cũng tuyệt đối đừng nói 3 điều này

( PHUNUTODAY ) - Dù thân thiết đến đâu, giữa anh em ruột thịt cũng tồn tại những giới hạn nhất định trong lời ăn tiếng nói. Có 3 điều tuyệt đối không nên tiết lộ, bởi nếu buột miệng nói ra, không chỉ làm rạn nứt tình cảm mà còn có thể rước họa vào thân.

Thứ nhất: Không nên tiết lộ thu nhập và khoản tiết kiệm cá nhân

Nhiều người nghĩ rằng đã là anh em ruột thì chẳng cần giữ kín chuyện tiền bạc. Nhưng thực tế, việc chia sẻ thu nhập hay tài sản cá nhân có thể dẫn đến những hệ quả khó lường. Khi người thân biết bạn có tài chính ổn định, họ có thể vô thức nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ hoặc đưa ra lời đề nghị vay mượn khó xử.

Không phải ai cũng thấu hiểu những nỗ lực bạn đã bỏ ra để có được thành quả tài chính hiện tại. Mỗi người một hoàn cảnh, một cách nhìn – chia sẻ quá nhiều có thể dẫn đến hiểu lầm, ghen tị hoặc mâu thuẫn. Tốt nhất, hãy giữ riêng chuyện tiền bạc, chỉ nên chia sẻ khi thực sự cần thiết và tin tưởng đối phương.

Thứ hai: Tránh nói quá nhiều về gia đình bên vợ hoặc bên chồng

Sau khi kết hôn, bạn cần biết ranh giới giữa "chuyện nhà mình" và "chuyện nhà người". Đừng mang chuyện riêng của nhà vợ hoặc nhà chồng ra chia sẻ với anh chị em ruột, dù là vô tình hay cố ý. Ví dụ, nếu bạn được gia đình vợ hỗ trợ về tài chính hay công việc, người thân có thể so sánh, khó chịu vì cho rằng họ không nhận được điều tương tự.

Chia sẻ quá đà về gia đình bên kia không chỉ khiến anh em hiểu lầm, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn đời trong mắt họ. Việc giữ kín các vấn đề riêng tư là cách thể hiện sự tôn trọng với cả hai bên gia đình, đồng thời giúp duy trì sự hòa thuận, tránh xung đột không đáng có.

Thứ ba: Không nên vội vàng phán xét hay góp ý người thân

Nhiều người cho rằng giữa anh em ruột thịt thì có thể thoải mái nói chuyện, thẳng thắn góp ý mà không cần giữ ý. Tuy nhiên, nếu không đặt mình vào vị trí người khác, những lời nhận xét dù mang ý tốt cũng có thể trở thành tổn thương.

Ví dụ, một người anh không đồng tình với lối sống của em trai nên thường xuyên phê bình mỗi khi gặp mặt. Ban đầu chỉ là lời góp ý, nhưng trong không khí gia đình – nhất là khi có thêm men rượu – rất dễ trở thành những lời phán xét gay gắt, khiến người nghe cảm thấy bị xúc phạm và không được tôn trọng.

Nhiều người cho rằng giữa anh em ruột thịt thì có thể thoải mái nói chuyện, thẳng thắn góp ý mà không cần giữ ý

Sự thật là mỗi người trưởng thành đều có cuộc sống, quan điểm riêng. Không ai hiểu trọn vẹn câu chuyện của người khác. Vì thế, nếu bạn góp ý mà thiếu tinh tế và cảm thông, lời nói sẽ gây khoảng cách, chứ không gắn kết.

Trong tình thân, thẳng thắn cần đi kèm sự khéo léo. Thay vì chỉ trích, hãy chọn cách chia sẻ chân thành, tôn trọng và thấu hiểu. Giữ chừng mực trong lời nói không phải là giữ kẽ, mà là cách thể hiện trí tuệ cảm xúc – nền tảng giúp mối quan hệ anh em luôn bền vững theo thời gian.

Tác giả: Bảo Ninh