Các cụ dặn kỹ: "Ở đời có 3 loại bát không bưng, 3 loại nợ không mắc", con cháu chớ quên

( PHUNUTODAY ) - Người xưa có câu: "Ở đời có 3 loại bát không bưng, 3 loại nợ không mắc", đó là những loại bát gì, nợ gì?

Ba loại bát không nên bưng

1. Không bưng bát nhanh gọn lẹ

Việc bưng bát nhanh gọn lẹ là những hành động nhằm đạt được lợi ích trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, khi bạn đang có một công việc ổn định, bỗng có người mời gọi tham gia vào một dự án hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận, bạn ngay lập tức từ chức để đầu tư vào đó và có thể mất hết cả tiền lẫn công sức.

Trong những tình huống gặp "cơ hội" mờ mịt trong cuộc sống, bạn cần kiềm chế sự cám dỗ và suy nghĩ thật lý trí.

Việc bưng bát nhanh gọn lẹ là những hành động nhằm đạt được lợi ích trong thời gian ngắn.

2. Không bưng bát của người quen biết thân thích

Câu này đề cập đến vấn đề kiếm sống và kiếm tiền. Việc không bưng bát của người thân nghĩa là khi bạn đang tìm kiếm công việc hoặc muốn khởi nghiệp, tốt nhất là không nên nhờ vả người thân hoặc bạn bè thân thiết.

Hợp tác với người thân yêu cầu bạn phải có một tâm hồn rộng mở, nhìn nhận vấn đề từ một góc độ lớn hơn và không nên so đo tính toán quá nhiều.

3. Không bưng bát bỏng tay nguy hiểm

"Bưng bát bỏng tay nguy hiểm" ám chỉ việc theo đuổi sự thăng tiến và lợi ích từ những hành động có độ rủi ro cao. Hãy nhớ rằng có rất nhiều điều thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ nhận ra nó khó khăn hơn nhiều so với dự kiến.

Ba loại nợ không nên mắc phải

1. Không mắc nợ cha mẹ

Có câu nói xưa rằng: “Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn,” điều này thể hiện nỗi hối tiếc của những người con vì chưa hoàn thành bổn phận với cha mẹ, đồng thời cũng là một kiểu mắc nợ. Trong guồng quay bận rộn của công việc, nhiều khi chúng ta quên đi việc báo hiếu cha mẹ, nghĩ rằng chỉ cần tập trung vào sự nghiệp, sau này sẽ có dịp đền đáp. Nhưng chính lúc mình lao vào kiếm tiền, cha mẹ lại đang dần già đi.

Có câu nói xưa rằng: “Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn,” điều này thể hiện nỗi hối tiếc của những người con vì chưa hoàn thành bổn phận với cha mẹ, đồng thời cũng là một kiểu mắc nợ.

2. Không mắc nợ con cái

Dù bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng cần dành sự quan tâm cho con cái. Trong quá trình nuôi dạy, chỉ cần lơ là một khoảnh khắc là sẽ không thể nào bù đắp được. Vợ và con cái là những người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không nên làm điều gì có lỗi với họ, vì sự hiện diện của gia đình và công lao nuôi dưỡng của cha mẹ chính là những điều quý giá nhất trong cuộc sống.

3. Không mắc nợ những người từng giúp đỡ mình

Mỗi người đều có những ân nhân trong đời. Có nhiều cách để tri ân những người đã giúp đỡ, từ việc tự mình trưởng thành cho đến việc gửi lời thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm hoặc giúp đỡ họ khi cần thiết.

Câu tục ngữ “không bưng ba loại bát, không phát ba loại tài, không mắc ba loại nợ” phản ánh toàn diện các khía cạnh trong cuộc sống và gần như là nguyên tắc xử thế của mỗi con người.

Tác giả: Quỳnh Trang