Phía Đông trồng lựu
Các cụ dặn: "Phía Đông trồng lựu hốt vàng, phía Tây trồng hồng hốt bạc", vì sao?
Cây lựu ở phía đông sẽ đơm quả lúc lỉu, đỏ rực ngụ ý như "vàng", cây hồng trồng phía tây kết trái vàng ươm như bạc...
Ngoài ý nghĩa đẹp đẽ, loại cây này còn rất thân thiện với con người, là loại quả ăn ngon, bổ dưỡng, là nguồn thực phẩm quý giá.
Hoa lựu khi mới nở có màu đỏ rực, sau khi chín, quả lựu cũng có màu đỏ. Không chỉ vậy, sau khi lựu chín, vỏ nứt ra phơi những hạt lóng lánh như ngọc rực đỏ.
Cây lựu cảnh ưa ánh sáng tự nhiên, thích hợp với môi trường nhiều ánh nắng, nhưng cũng có thể chịu được bóng râm nhẹ.
Hoa và quả lựu có màu đỏ tươi. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Khi mùa hè đến, những quả lựu sai trĩu trên cây đỏ rực cả góc vườn không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn tạo cảm giác thịnh vượng, là hình ảnh của tài lộc sum suê. Mỗi sáng sớm, ánh sáng ban mai chiếu vào sẽ khiến cây như tỏa ra ánh sáng vàng.
Trong phong thủy, quả lựu, cây lựu luôn gắn với những ý nghĩa tốt đẹp. Theo quan niệm của người xưa, cây lựu tượng trưng cho sự kiên cường, vững chãi. Những chùm hoa lựu đỏ rực được cho là có tác dụng xua đuổi tà khí và điều xui xẻo, mang lại cho gia chủ cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.
Những quả lựu căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn được cho là biểu tượng của may mắn, tài lộc và cuộc sống vui tươi, thịnh vượng.
Bên trong quả lựu có rất nhiều hạt, người xưa coi nó là biểu tượng của sự đông con nhiều cháu. Cây lựu vì thế cũng được gọi là cây vượng tử. Nhiều người tin rằng việc trồng cây lựu phía đông không chỉ thu hút tài lộc mà còn giúp con cháu đầy đàn, tăng thêm sức sống cho căn nhà.
Ngoài ra, trong văn hóa xưa, màu đỏ mang lại may mắn, tài lộc, vì vậy màu đỏ của hoa, quả, hạt lựu giống như "rước lộc" vào nhà vậy.
Phía Tây trồng hồng
Nhiều gia đình thích trồng hồng ở trong vườn vì những cành hồng già uốn lượn, mang theo những quả hồng đỏ rực lúc lỉu sẽ khiến khu vườn và ngôi nhà trở nên rực rỡ.
Tương tự, quả hồng cũng có màu cam đỏ hoặc vàng, quả sai lúc lỉu tượng trưng cho sự giàu có và sang trọng.
Theo người xưa, quả vàng, quả đỏ treo trên cây nghĩa là làm ăn dư dả, dư thừa của cải. Thời xa xưa, mọi gia đình đều thừa thóc dư gạo là một điều ước tốt lành.
Do đó, với việc ra nhiều quả đỏ rực còn tượng trưng cho con đàn cháu đống, phúc lộc tràn trề. Do đó, cây hồng luôn đứng đầu trong danh sách những cây cảnh cát tường mang phúc lành cho gia đình.
Ngoài ra, cây hồng trồng ở cửa (hồng môn) còn mang ý nghĩa tốt lành là mọi việc suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. Làm sao những cây cảnh ăn quả ngon ngọt và tốt lành như vậy lại không khiến người ta thích cho được?
Theo phong thủy, cây hồng sai trĩu, quả có hình tròn, trông giống như những chiếc đèn lồng nhỏ, trồng nó sẽ mang tới tài lộc, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình. Không những thế, những quả hồng chín trông giống như những chiếc đèn lồng nhỏ màu đỏ, làm tăng thêm không khí lễ hội.
Cây hồng phát triển rất nhanh. Sau khi trồng khoảng 3 năm, cây sẽ ra hoa, kết trái. Cây cao, có thể đón được ánh nắng dù trồng ở phía tây. Quả hồng thường chín vào mùa thu đông, khi mặt trời lặn hay sáng sớm, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc. Hình ảnh này cộng với ý nghĩa phong thủy của nó khiến người xưa nói rằng "phía tây trồng hồng hốt bạc".
Người xưa dặn: Trước cửa trồng hoa thơm, sau cửa đón khách quý
Ngoài ra, người xưa còn cho rằng, loài hoa được ngụ ý trong câu nói này là hoa mộc hương (còn gọi là mộc tê, quế hoa, hoa mộc, tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans).
Cây cảnh mộc hương có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt. Vào tháng 8 Âm lịch hàng năm, cây cảnh trổ đầy hoa vàng với hương thơm bay xa đến mười dặm.
Hoa mộc hương không chỉ đẹp, thơm mà còn chế biến thành nhiều loại bánh ngon, pha trà, ngâm rượu. Rượu hoa quế thơm ngọt cũng trở thành thức uống yêu thích của người xưa.
Mộc hương còn là cây phong thủy được ưa thích. Cây cảnh này tượng trưng cho may mắn, tài lộc, phù hợp trồng ở sân hoặc trong nhà.
Cây cảnh này có ý nghĩa đẹp: "phú quý và tốt lành". Tên gọi mộc hương theo tiếng Hán đồng âm với từ quý nhân. Vì thế, người xưa còn có câu: "Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa" xuất phát từ chính cái tên của nó.
Chính vì mộc hương mang ý nghĩa tốt đẹp như vậy nên có rất nhiều người yêu hoa thích trồng cây cảnh này ở sân nhà.
Tác giả: Mộc
-
2 mệnh cực hợp trồng cây hoa bỏng giúp mang lại may mắn, tài lộc dồi dào
-
4 tuổi hợp nhất trồng Sung: Có 1 cây trong nhà Phúc - Lộc - Thọ có đủ
-
Cổng nhà là “miệng khí” đón lộc nên đặt bên trái hay bên phải mới mới đúng: 90% không biết đáp án
-
Các cụ dặn, trồng 1 cây này trước nhà con cháu đời đời sung túc: Nhà giàu nào cũng có 1 cây
-
3 nốt ruồi hút lộc, càng có tuổi càng giàu có: Đặc biệt ở vị trí thứ nhất