Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng là quy luật tất yếu của cuộc sống. Hôn nhân chính là bước ngoặt lớn trong cuộc đời, đánh dấu sự trưởng thành cả về thể chất cũng như tâm hồn mỗi người. Kinh nghiệm dựng vợ, gả chồng của ông bà ta: ''Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không lấy trai mã hầu'' thì mới có cuộc sống hạnh phúc, yên ấm. Nhưng rất nhiều người không hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói này, ‘dâm bụt’, ‘mã hầu’ ở đây rốt cuộc là gì?
1. Trai tốt không lấy gái dâm bụt
Hoa dâm bụt đỏ là một loài hoa xinh đẹp, là một loại cây thường thấy ở thời cổ đại. Người xưa rất thích cách nói ẩn dụ và thay thế, hoa dâm bụt có hình dáng đẹp, giống như người phụ nữ diễm lệ. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng hoa dâm bụt để so sánh với những người có diện mạo xinh đẹp, được nhìn từ xa.
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, sắc đẹp cũng chính là ‘ngọn nguồn của tội lỗi’, trong lịch sử có rất nhiều bậc đế vương chỉ vì mê đắm sắc đẹp mà lầm đường lạc lối. Có những kiểu phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng trong tâm bụng dạ hẹp hòi, thì sớm muộn cũng gây họa cho gia đình. Giống như hoa dâm bụt tuy đẹp nhưng lại không có hương, chỉ nở hoa nhưng không kết trái. Người xưa rất coi trọng cái nết của người phụ nữ. Vẻ đẹp bề ngoài chỉ làm say đắm lòng người lúc ban đầu, nhưng để đi được với nhau đến cuối cuộc đời thì phẩm hạnh đạo đức mới là mấu chốt.
2. Gái tốt không lấy trai mã hầu
Trong thời đại xưa, việc tìm hiểu trước khi tiến đến hôn nhân của đôi trai gái rất hiếm, thường do cha mẹ sắp đặt với lời dẫn hỏi của bà mai nên tính nết đôi bên khó hiểu hết. Chính vì thế, ngoài việc chú trọng đến môn đăng hộ đối, tướng mạo của đôi bên cũng rất được chú ý. Người xưa có cách nói: “Tướng do tâm sinh”, một người có dung mạo xấu xí, nhăn nhó thì nội tâm của họ ắt hẳn cũng không tốt đẹp gì lắm. Đương nhiên, không gia đình nào nguyện ý gả con gái của mình cho một người đàn ông có tính tình xấu xí.
Những người đàn ông được ví như đại mã hầu thì thường là người có ngoại hình thô kệch, xấu xí mà đức hạnh kém, họ thường không làm đúng với chức trách của một người đàn ông. Việc một cô gái tài đức vẹn toàn mà lại phải gả cho người đàn ông vô trách nhiệm, không ra chỉ chẳng khác nào “bông hoa nhài cắm bãi phân trâu”, thật uổng phí.
Tuy nhiên, nhan sắc và vẻ bề ngoài của con người là do cha mẹ ban cho, có người bề ngoài xinh đẹp, lộng lẫy nhưng nội tâm héo úa. Có người dung mạo bình thường như nội tâm lại vô cùng đẹp đẽ. Bề ngoài không thể nói lên bản chất thực sự của một người mà chỉ có thể nhận định ở mức độ tương đối.
Chuyện yêu đương và kết hôn của nam nữ chính là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan đến vận mệnh của dân tộc, gia đình, anh em, con cái, nó có ý nghĩa
to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức. Dù cuộc hôn nhân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng chung thủy, sắt son, dù nghèo khó, bệnh tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa nhau. Vợ chồng phải, tôn trọng, bù đắp cho nhau, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau thì gia đình mới có hạnh phúc đong đầy.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ dặn: 'Người sắp gặp điều xui xẻo đều có 3 điềm báo trước', đó là điềm nào?
-
Các cụ nói: ''Tứ không sờ'': Ngoài đầu nam giới, eo phụ nữ, còn 2 thứ cho tiền cũng đừng thử
-
Tổ Tiên cảnh báo: '2 dấu hiệu âm thầm báo hiệu sự đi xuống của một gia đình'
-
Càng nghèo khó càng phải giữ thật kỹ ''3 loại vốn tự thân'' này, sớm muộn có ngày đổi đời
-
Các cụ dạy: Trên mặt có 9 nốt ruồi quý hơn vàng, sở hữu 1/9 cũng đủ may mắn, hồng phúc sâu dày