Người hay nói lời khó nghe, cay nghiệt
Người phúc mỏng thường nói những lời cay nghiệt. Họ nhìn mọi người bằng cái nhìn tiêu cực, vô tâm với mọi người. Họ nói mà chẳng suy nghĩ, chẳng quan tâm xem người khác nghĩ gì. Cũng bởi vậy mà phúc khí của họ ngày càng hao hụt.
Đối với người cay nghiệt, rất ít việc gì có thể khiến họ vừa lòng, cũng khó có ai khiến vừa lòng. Người cay nghiệt luôn cầu toàn, dùng tiêu chuẩn hoàn hảo để yêu cầu người khác. Một khi cảm thấy tiêu chuẩn của người khác cách biệt với mình, họ liền cảm thấy như cái gai ở trong mắt.
Trên đời này không có ai là hoàn mỹ, mà nếu có người hoàn hảo thì cũng khó mà tồn tại lâu. Người cay nghiệt nói lời cũng rất chua ngoa, hay phê bình người khác, không dùng tình cảm để đối đãi, không cho người khác chút thể diện, thường khiến đối phương bị bẽ mặt.
Ngoài ra, người cay nghiệt còn luôn xem mình là trung tâm, sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không biết nghĩ cho người khác. Trên đời này, nếu bạn không biết suy nghĩ cho người khác, không thể làm gì cho người khác, thì sao có thể đòi hỏi người khác nghĩ cho mình? Nếu vậy, người thân, bạn bè bên cạnh mình rồi sẽ bỏ đi hết, phúc khí cũng theo đó ra đi.
Người ham danh lợi
Đối với con người, ngoại trừ ải sinh tử thì khó vượt qua nhất chính là ải danh lợi. Khi danh lợi trước mặt, chẳng ai có thể buông bỏ lòng tham. Một khi có ý nghĩ chiếm giữ danh lợi cho riêng mình thì phúc khí liền rời xa.
Tục ngữ có câu: ''Một hàng rào ba cái cọc, một hảo hán ba trợ thủ''. Nếu không có người trợ giúp thì bản kế hoạch của bạn dù hoành tráng đến đâu cũng không thể hoàn hảo, khát vọng của bạn có lớn đến mấy cũng khó thực hiện được.
Người thích tỏ ra nguy hiểm
Người thích khoe khoang sự thông minh chính là người thấp kém, hay dùng ngôn từ hoa mỹ nhưng lại là người kém phúc phận. Người hay khoe khoang mình thông minh thường so sánh bản thân với người khác, để thể hiện mình tài trí hơn người, từ đó muốn người khác phải nghe theo.
Chúng ta đều biết đến yếu tố quyết định tài năng của một người, ngoài nỗ lực của bản thân còn phụ thuộc vào thiên phú. Chẳng hạn ông trời ban cho bạn tài năng văn chương là muốn bạn đem tài năng đó phục vụ công chúng, chứ không phải để bạn khoe khoang.
Những tài năng mà bạn có được, hãy không ngừng tu dưỡng, nâng cao để phục vụ mọi người, biến mình thành người có tri thức, có tấm lòng yêu thương nhân loại. Có như thế, tài năng của bạn mới được trọng dụng.
Một người nói chuyện rất hay, tài văn chương cũng nổi bật, nhưng nếu không có hành động thực tế thì người này cũng chỉ là nói lý thuyết suông mà thôi.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Các cụ dặn rằng: "Người sống hai mặt, giả tạo thường nói 3 câu này", chớ nên kết thân kẻo có ngày mang họa
-
Nếu cuộc sống khiến bạn mệt mỏi quá, hãy nghĩ tới 3 điều quan trọng này để tiếp tục
-
Cổ nhân dạy: ''Nghèo mấy mà gặp được 3 người này thì mã đáo thành công'', 3 người họ là ai?
-
Tổ Tiên dặn kỹ: 'Có 1 loại người tuyệt đối không được giúp đỡ, càng không được bao dung'
-
3 kiểu cha mẹ khiến con cái không muốn báo hiếu: Không thay đổi ngay ắt về già cô quạnh, lủi thủi một mình