Những ngạn ngữ dân gian thường mang trong mình sự khôn ngoan và kinh nghiệm lâu đời mà người xưa để lại để truyền dạy cho hậu thế. Một trong số đó là câu "Canh ba chớ tham dục, nửa đêm chớ tham ăn", vẫn mang giá trị thực tế cho đến ngày nay.
Vì sao canh ba chớ tham dục?
Người xưa thường sử dụng thuật ngữ "canh" để đo thời gian. Khoảng thời gian ban đêm chia thành 5 canh, bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Vì vậy, câu tục ngữ "Nửa đêm ngủ, canh năm dậy" được sử dụng để miêu tả một công việc vất vả. Trong khi đó, câu "Canh ba chớ tham nữ sắc" lại là một lời khuyên chân thành dành cho cả nam và nữ.
"Canh ba" trong quan niệm truyền thống thường ám chỉ khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng. Theo quan điểm y học truyền thống, đây là thời gian được dành cho giấc ngủ, khi cơ thể điều chỉnh và phục hồi chức năng cơ quan và tiến hành quá trình thanh lọc độc tố. Vì vậy, việc không nghỉ ngơi trong khoảng thời gian này có thể làm gián đoạn quá trình thanh lọc gan. Nếu không kiềm chế trong thời gian dài, sức khỏe của thận cũng có thể bị ảnh hưởng và gặp tổn thương.
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại về giấc ngủ, chúng ta biết rằng giấc ngủ sâu nhất và quan trọng nhất xảy ra trong hai giờ đầu tiên, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) ban đầu. Đây là giai đoạn giấc ngủ có tác dụng phục hồi sức khỏe nhiều nhất. Nếu chúng ta có thể trải qua giai đoạn này trước nửa đêm, giấc ngủ sẽ thực sự tốt hơn và có lợi cho sức khỏe.
Hơn nữa, chuyện chăn gối của nam giới và nữ giới đều tốn nhiều sức lực. Lúc này là lúc được nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi, nếu “làm việc” quá sức sẽ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi tốt, không thể giúp cơ thể khỏe mạnh.
Nửa đêm chớ tham ăn
Lời khuyên "Nửa đêm chớ tham ăn" liên quan đến sức khỏe và được coi là một nguyên tắc sức khỏe quý giá, còn được gọi là "không ăn vào canh một". Đây là một kinh nghiệm sức khỏe đã được truyền đạt từ thời cổ đại. Trong thời xưa, "canh một" thường ám chỉ khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối. Câu này khiến nhiều người hiện đại thấy khó hiểu, vì thời điểm này thường là thời gian mọi người về nhà và ăn cơm tối. Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa, chúng ta nên kiềm chế ăn vào thời gian này, vậy tại sao lại như vậy?
Người xưa thường làm việc theo quy luật mặt trời mọc và mặt trời lặn. Đối với họ, 9 giờ tối là thời gian để đi ngủ, và 5 giờ sáng là thời gian để thức dậy làm việc. Vì vậy, nếu chúng ta ăn cơm tối trong khoảng thời gian này và ngay sau đó đi ngủ, điều này không chỉ không tốt cho tiêu hóa mà còn có thể gây viêm loét dạ dày nghiêm trọng hoặc gây bệnh.
Người xưa cũng có thói quen không ăn cơm quá trưa, thậm chí có quy định cấm ăn trong giờ giới nghiêm. Vì vậy, họ thường chỉ ăn hai bữa trong ngày là bữa sáng và bữa trưa, còn buổi tối thì không ăn.
Điều này cũng là một nguyên tắc có ý nghĩa, vì buổi tối là thời gian cho các cơ quan nội tạng nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho một ngày mới. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta nên hạn chế tiêu hóa quá nhiều vào buổi tối, để tránh tạo thêm áp lực cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Đương nhiên, với cuộc sống ngày nay, nhiều người nói rằng: “Sáng đi làm, tối nghỉ ngơi” đã không còn phù hợp với tình hình thực tế ngày nay bởi công việc ca kíp, thời gian không cố định. Nhưng dù bận mải đến đâu, hãy cố gắng sắp xếp thời gian biểu khoa học để duy trì sức khoẻ.
Chỉ khi có sức khoẻ, con người mới có thể làm được điều mong muốn, sắp xếp được tương lai. Câu tục ngữ “Canh ba chớ tham nữ sắc, không ăn vào canh một” mà cổ nhân để lại, chính là muốn nhắc nhở cho thế hệ sau một đạo lý có tính nhất định.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Các cụ dạy rồi: 'Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ', vì sao?
-
Muốn thoát khỏi nghèo khó, trước hết bạn phải cho đi 7 thứ quan trọng
-
Đàn ông mở miệng nói 3 câu này, dễ cặp kè gái lạ, chị em bỏ cũng đừng tiếc
-
Tỷ phú Lý Gia Thành: Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người chỉ cần nhìn vào 1 thứ biết hết
-
2 kiểu phụ nữ bị đàn ông xem thường nhất: Xem xung quanh bạn có không?