1. Gây kích ứng mắt
Gây kích ứng mắt Kem chống nắng có thể gây kích ứng vùng da quanh mắt. Nếu bạn cảm thấy mắt bị cay xè, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng kem chống nắng có chứa hóa chất bôi quanh vùng mắt một cách tùy tiện.
2. Ảnh hưởng đến mụn
Một số hóa chất trong kem chống nắng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bị mụn trứng cá. Hơn nữa, những người có làn da nhạy cảm dễ bị đỏ tấy, mụn nước hoặc phát ban, vì các hóa chất được sử dụng trong kem chống nắng có thể không phù hợp với da của bạn. Khi chọn kem chống nắng, bạn hãy dùng kem chống nắng ít nhờn. Tốt nhất bạn tránh thoa kem chống nắng nặng lên mặt.
Kem chống nắng khiến mụn mọc nhiều hơn
3. Dị ứng da
Kem chống nắng chứa một số hóa chất như Para Amino Benzoic Acid (PABA) có thể gây ra một số phản ứng dị ứng trên da như đỏ, viêm, phát ban và ngứa. Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì cần tránh xa các loại kem chống nắng hóa học có chứa hóa chất PABA vì đây có thể là chất gây kích ứng da. Khi mua kem chống nắng, bạn hãy kiểm tra nhãn mác, thành phần và đảm bảo rằng chúng “không gây dị ứng”.
Kem chống nắng có chứa kẽm oxit được xem là thành phần an toàn nhất trong các hóa chất chống nắng, ít gây dị ứng. Bạn hãy thử thoa kem chống nắng lên một vùng da để kiểm tra phản ứng của da trước khi sử dụng.
Kem chống nắng có thể gây dị ứng da
4. Tăng nguy cơ ung thư vú
Kem chống nắng chứa vài thành phần có thể có tác dụng lên estrogen trên các tế bào ung thư vú. Một số loại kem còn có ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Lưu ý tránh dùng kem chống nắng chứa nhiều hóa chất cho trẻ nhỏ vì làn da của trẻ hấp thu hóa chất nhanh hơn người lớn.
5. Gây đau đớn ở vùng da có lông
Một số loại kem chống nắng có thể thắt chặt hoặc làm khô da, gây đau ở những vùng da có lông như da đầu hoặc ngực của phái nam. Đối với những vùng da này, tốt nhất bạn nên lựa chọn kem chống nắng dạng gel.
6. Gây mủ trong nang lông
Kem chống nắng có thể ra các đốm ngứa rát trên da, dễ phát triển thành chứng phát ban đỏ. Các đốm ngứa rát này đôi khi còn biến thành mụn mủ xung quanh nang lông.
7. Để tránh tác dụng phụ do kem chống nắng, bạn có thể áp dụng các bí quyết sau:
Chú ý chọn loại kem chống nắng phù hợp với từng loại da
- Rửa sạch và ngưng sử dụng nếu thấy da nổi mẩn đỏ hoặc dị ứng.
- Khám bác sĩ hoặc nhận tư vấn của dược sĩ về việc dùng loại kem chống nắng khác.
- Thoa lại kem mỗi 2 tiếng nếu ra ngoài trong thời gian dài
- Cẩn thận khi chọn kem chống nắng cho trẻ nhỏ. Tránh dùng kem cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Chọn kem chống nắng không gây mụn và không nhờn nếu da thuộc loại da dầu./.
Tác giả: