Cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng

( PHUNUTODAY ) - Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm khi nuôi con đầu lòng.

 Hiện tượng sôi bụng ở trẻ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng là điều thực sự cần thiết mà các bậc cha mẹ nên làm.

Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Mẹ dễ dàng nhận biết trẻ bị bệnh sôi bụng qua tiếng động phát ra từ bụng của trẻ, âm thanh đó đến từ sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa ruột non và ruột già. Tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường và không gây khó chịu cho bé, vì nhu động ruột của trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động khoảng 1 giờ từ sau khi trẻ chào đời, và khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động, quá trình tiêu hóa thức ăn (thức ăn của trẻ lúc này là sữa mẹ hoặc sữa công thức) và loại bỏ thức ăn nên gây ra tiếng ồn đó.

 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

- Chế độ ăn uống của mẹ: Hầu hết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Mẹ ăn phải thức ăn lạ, nhiều dầu mỡ hay cay nóng làm ảnh hường đến chất lượng sữa nên khi bé bú vào dễ bị sôi bụng.

- Bé bú không đúng cách: Nếu mẹ cho bé bú bình không đúng cách khiến bé nuốt nhiều không khí cũng sẽ dẫn tới tình trạng sôi bụng. Ngoài ra nếu pha sữa sai cách, không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ gây ra hiện tượng trên. Mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm khiến bé bị “lạ bụng” hoặc khó tiêu dẫn đến bị sôi bụng. Khi trẻ bú bình, núm vú không vừa miệng hoặc cách cầm bình của mẹ không đúng khiến trẻ nuốt nhiều không khí vào dạ dày và dẫn đến việc bị sôi bụng.

- Bé không hấp thụ được lactose:

Lactose là một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi bé bú ngoài quá sớm thì cơ thể chưa sản xuất đủ enzyme để tiêu hóa lactose. Từ đó dẫn đến tình trạng sôi bụng do lactose không được tiêu hóa hết bị tích tụ ở ruột.

 Cách chữa trị và đề phòng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Mẹ nên chú ý đến việc ăn uống của mình: tránh ăn những đồ ăn lạ, nhiều dầu mỡ, cay nóng và không dành cho người đang nuôi con bằng sữa mẹ, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Đặc biệt nên không nên “đụng” đến những món ăn/ uống như: trà, cà phê, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp, giá đỗ, cà chua, cam, quýt, các loại đậu…

Thay đổi tư thế cho bé bú: Mẹ hãy thay đổi tư thế cho bé bú nếu mẹ thấy trẻ khóc và nghe thấy âm thanh sôi bụng, việc này sẽ giúp lượng khí tắc nghẽn đi qua đường tiêu hóa và giúp trẻ hết sôi bụng. Đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để trẻ ợ nóng.Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống. Đối với trẻ bú bình, mẹ lưu ý đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí trong khi bú.

Tác giả:

Tin nên đọc