Trước tiên các mẹ cần phải nắm rõ bản chất của rôm sảy là gì? Đây là căn bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhỏ, có tên khoa học là prickly heat hay miliaria. Trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ ở các vị trí như vùng da đầu, cổ, trán, lưng hoặc nách… Nguyên nhân dẫn đến bệnh chính là do các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc, khiến cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài được, mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da và dẫn tới sảy.
DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH BỊ RÔM SẢY
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị rôm sảy nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Khi bé sơ sinh bị rôm sảy sẽ có các dấu hiệu sau:
- Da bé xuất hiện các nốt sần nhỏ màu hồng, bên trên có mụn nước, đôi khi có mụn mủ trắng mọc xen kẽ. Các nốt rôm sẩy mọc lấm tấm, cũng có khi mọc thành từng đám dày đặc.
- Rôm sảy có thể xuất hiện ở vùng đầu, vai và cổ, lưng cũng như các nếp gấp của cơ thế.
- Bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.
- Rôm sảy có thể bị trầy xước bởi quần áo cọ vào hoặc do bé gãi gây nhiễm trùng da thứ phát.
NGUYÊN NHÂN BỊ RÔM SẢY
Bệnh rôm sảy thường xuất hiện và phát triển sau khi tiếp xúc với điều kiện nóng, đặc biệt ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Do đó những người mới tiếp xúc với kiểu khí hậu này cũng đặc biệt dễ bị rôm sảy.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị rôm sảy bởi tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nhiều trẻ bị rôm sảy ngay trong tuần đầu sau khi sinh hoặc những trẻ được ủ ấm trong lồng kính, được mặc quá nhiều quần áo…
Người lớn hoạt động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi hay những người nằm quá lâu trên giường, bề mặt da tiếp xúc liên tục với mặt giường, gây nóng, bí; người đang điều trị một loại bệnh khác phải sử dụng thuốc có tác dụng phụ…cũng có thể là nguyên nhân của bệnh rôm sảy.
CÁCH TRỊ RÔM SẢY CHO TRẺ SƠ SINH
Hầu hết rôm sảy có thể tự khỏi nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách. Sau đây là tổng hợp cách trị rôm sảy cho bé sơ sinh mà mẹ nào cũng cần biết:
- Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, mềm mại. Chất liệu quần áo của bé nên là loại vải cotton dễ hút mồ hôi.
- Phòng của bé cần thoáng mát và sạch sẽ.
- Mẹ cũng có thể dùng khăn xô mềm nhúng nước mát để lau những vùng da bị rôm sảy.
- Vào mùa hè nên hạn chế cho bé ra ngoài trời nắng, nóng.
- Hạn chế tắm cho bé bằng xà phòng vì chúng có thể kích ứng da bé.
- Bột yến mạch có khả năng làm giảm rôm sảy, chống dị ứng và chống viêm. Nó sẽ giúp bé giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị rôm sảy. Vì vậy mẹ có thể cho thêm một chén bột yến mạch vào bồn tắm của bé để giúp làm dịu da.
- Dưa chuột có tác dụng làm mát vùng da bị rôm sảy. Nó cũng có thể làm dịu cơn ngứa. Hãy cắt lát mỏng dưa chuột sau đó đắp lên các vùng da bị rôm sảy của bé. Sau đó rửa sạch lại da bằng nước mát.
- Cắt ngắn móng tay cho bé để bé không gãi gây xước da dẫn đến nhiễm trùng.Thông thường sau 7 đến 10 ngày tình trạng rôm sảy sẽ hết. Nếu tình trạng bệnh của bé kéo dài thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Bác sĩ CK II Phi Nga - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho hay, khi phát hiện trẻ có triệu trứng rôm sảy, bố mẹ cần phải:
- Giải nhiệt cho trẻ bằng chế độ ăn uống hợp lý.
- Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, mặc quần áo vải có chất liệu cotton mềm, thoáng mát, rộng và nhạt màu.
- Tắm cho trẻ 1 ngày 1 lần. Có thể tắm bằng mướp đắng, lá sài đất, chè xanh hoặc sữa tắm diệt khuẩn. Sau đó, lau khô da của trẻ bằng vải mềm
- Không dùng phấn rôm bôi lên vùng da của trẻ
- Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi khô, tránh chỗ bụi khói.
- Cắt móng tay để tránh việc trẻ gãi nhiều làm nhiễm khuẩn da.
- Bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám khi bệnh rôm sảy kéo dài hay có dấu hiệu của bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ và đau.
Ngoài ra, mẹ đang trong tình trạng cho con bú cần ăn uống điều độ, tránh ăn đồ nóng và uống nhiều nước.
Tác giả: