Cách gói bánh chưng không dùng khuôn
Tỷ lệ: Mỗi chiếc bánh chưng vuông dùng 3,5 lạng gạo nếp, 1 lạng thịt và 1,5 lạng đỗ xanh.
Sơ chế:
- Đỗ xanh đã bóc vỏ, ngâm nước 3 tiếng, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Để ráo nước, xóc một ít muối.
- Gạo nếp ngâm 30 phút – 1 tiếng. Sau đó đãi sạch, vớt ra để ráo nước rồi xóc muối trắng, cần chú ý cho lượng muối vừa đủ tránh bánh bị quá nhạt hoặc quá mặn.
- Lá dong rửa thật sạch 2 mặt rồi đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Sau đó, dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra. Một mẹo nhỏ giúp bạn cắt sát vào lá nhưng không làm rách lá là hãy cắt từ giữa lá trở ngược lại phần cuống.
- Thịt rửa sạch, thái hình vuông con chì dày khoảng 2cm (nếu gói bánh chưng vuông). Sau đó uớp thịt đều với hạt tiêu, muối.
Cách gói:
Bước 1: Gấp góc vuông cho từng lá dong
- Chọn mặt lá đậm nhất để làm mặt ngoài của bánh.
- Gập đôi lá lại theo hướng vuông góc gân lá để tạo nếp gấp
- Bề mặt nhạt hơn, từ khoảng giữa 1 bên lá theo hướng vuông góc với gân lá, xếp qua trái sao cho chạm mép gân lá, tạo thành 1 góc cạnh của hình hộp vuông.
- Cứ thế tiếp tục làm tương tự với 3 lá dong còn lại
Bước 2: Tạo khuôn bánh chưng kiểu xếp góc vuông
- Từ các lá dong đã gấp sẵn, xếp chồng lá dong thứ 2 lên lá dong thứ nhất theo hướng đối xứng và chạm mép bề mặt đáy của nhau.
- Lá dong thứ 3 tiếp tục xếp chồng lên, theo hướng mặt đáy vừa song song với lá thứ nhất vừa song song với lá thứ hai
- Cuối cùng, xếp chồng lá dong thứ 4 có mặt đáy đối xứng với lá thứ nhất.
- Một phần vỏ bánh được hoàn thiện với điều kiện khuôn bánh được sắp tạo thành phân nửa hình hộp vuông.
Bước 3: Cho gạo nếp và nhân vào trong bánh
- Cho 1 lớp gạo nếp vào, dàn đầy mặt đáy.
- Cho đỗ lên mặt gạo nếp, rồi cho thịt trải lên trên
- Tiếp tục cho đỗ lên trên, và cuối cùng là gạo nếp phủ kín phần nhân.
- Một phần vỏ bánh được hoàn thiện với điều kiện khuôn bánh được sắp tạo thành phân nửa hình hộp vuông.
Bước 3: Cho gạo nếp và nhân vào trong bánh
- Cho 1 lớp gạo nếp vào, dàn đầy mặt đáy.
- Cho đỗ lên mặt gạo nếp, rồi cho thịt trải lên trên
- Tiếp tục cho đỗ lên trên, và cuối cùng là gạo nếp phủ kín phần nhân.
- Lấy một dây lạt ở giữa theo hướng gập vào cuối cùng, quấn chặt lại để giữ cố định cho khuôn bánh chưng không bị bong ra.
- Các dây còn lại buộc chặt và giữ mối dây lại.
- Sau khi hoàn thành, bạn dùng hai tay ấn nhẹ xuống để bánh được chặt hơn.
Cách luộc bánh:
Với bánh chưng vuông, bà Lành khuyên, thời gian luộc bánh là 10 tiếng. Tuy nhiên lưu ý là trong 10 tiếng nấu bánh, nên nấu to lửa, đều lửa, không nên đun sôi rồi ủ bánh bằng than bởi sẽ khiến bánh bị nhão.
Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa.
Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước rửa sạch bên ngoài bánh. Dùng tay nắn lại bánh cho vuông vắn và đặt lên tấm ván, để chỗ thoáng mát sạch sẽ.
Để bánh chưng không bị mốc hãy lưu ý những điều sau:
Treo bánh nơi thoáng mát: Ngoài việc tuân thủ nguyên tắc trong quá trình gói, nấu bánh, để bánh được lâu, các bà nội trợ nên chú ý công đoạn ép bánh và treo bánh sau khi luộc chín.
Thông thường, bánh sau khi luộc và ép sẽ được treo ở nơi thoáng mát, khô ráo không có bụi bặm và khói. Thi thoảng, bạn nên chú ý kiểm tra xem bánh có bị mốc hay có hiện tượng chua hay không nhé!
Bảo quản trong tủ lạnh: Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm, đặc biệt nhiệt độ lên cao như mấy ngày này, bánh sẽ nhanh thiu và mốc. Vì vậy, bắt buộc bánh chưng phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.
Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu bóc vỏ và cắt bánh đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để trần bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon. Khi dùng bánh nên chiên rán lại hoặc hấp nóng.
Ngoài ra, để tránh việc bánh bị mốc, hỏng bạn không nên gói quá nhiều bánh chưng cùng một thời điểm, nếu ăn không kịp sẽ rất lãng phí. Khi phát hiện bánh đã bị mốc chúng ta không nên ăn nữa. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
Các chuyên gia lý giải, thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, không nên tiếc mà cần vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.
Tác giả: