Cách sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

( PHUNUTODAY ) - Rối loạn tiền đình thường xảy ra đối với những người làm việc văn phòng. Khi phát hiện người thân có các biểu hiện như hoa mắt, chóng măt, buồn nôn,đau đầu,...những dấu hiệu của rối loạn tiền đình cấp cần có những biện pháp sơ cứu kịp thời.

 Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình không phân biệt tuổi tác,nghề nghiệp, ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thông thường là: hoa mắt, chóng mặt, không cân bằng khi vận động, thậm chí còn muốn ngã. Nếu bệnh rối loạn tiền đình ở thể nhẹ thì người bệnh sau khi nghỉ ngơi hoặc nhắm mắt thì các triệu chứng sẽ hết. Tuy nhiên, nếu ở thể nặng có kèm theo buồn nôn, toát mồ hôi… có thể làm cho người bệnh ngất tại chỗ.

Các nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

  • Người béo hay người gầy quá.
  • Thiếu máu: với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do chấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.
  • Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
  • Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
  • Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ.
  • Uống rượu quá nhiều.
  • Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc.

Khi phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.

Trước tiên, bạn cần cho người bị lên cơn rối loạn tiền đình nằm ở nơi an tĩnh, thoáng gió, chắc chắn và không có tiếng động lớn ở tư thế thích hợp mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. Tránh thay đổi tư thế thường xuyên hoặc để người bệnh di chuyển vì sẽ rất dễ bị ngã gây ra những tổn thương sâu hơn.

- Nếu bệnh nhân đang làm những công việc nguy hiểm hay đang điều khiển các phương tiện giao thông di chuyển thì cần ngưng lại ngay.

- Tránh ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt..

- Nên dìu người bệnh ngồi ghế hoặc nằm xuống giường để nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh…

- Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.

- Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn.

- Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

- Nếu có dầu gió thì bôi lên vùng thái dương và thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.

- Có thể cho người bệnh uống một số thức uống nhanh để người bệnh sớm tỉnh táo lại như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, kẹo socola… Có thể cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

- Cần cố gắng giảm nhanh các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi, hoảng hốt trong cuộc sống và tránh tiếp xúc với các mùi vị kích thích

- Khi thấy có biểu hiện choáng váng, đau nhức đầu thì không nên lái xe, không nên đi lại hay vận động nhanh và mạnh.

- Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn còn tiếp tục có những biểu hiện như trước thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Tác giả:

Tin nên đọc