Cây đinh lăng được ví là nhân sâm của người nghèo. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá và củ đinh lăng đều có thể sử dụng làm vị thuốc bồi bổ cơ thể. Lá đinh lăng thường được dùng để ăn sống, đun nước uống, nấu canh thịt để hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh.
Theo Đông y, lá đinh lăng có tác dụng lợi niệu, giải độc, tiêu mẩn ngứa. Phần rễ đinh lăng giúp thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, hỗ trợ trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Bạn có thể trồng cây đinh lăng tại nhà vừa để làm cảnh, thanh lọc không khí vừa sử dụng như lá và củ như một vị thuốc.
Cách trồng cây đinh lăng bằng cành
- Giống cây đinh lăng
Cây đinh lăng thường được chia làm hai loại là cây đinh lăng nếp và cây đinh lăng tẻ. Trong đó, cây đinh lăng tẻ có vỏ sần sùi, lá khá to và thẳng. Loại cây này cho rễ có kích thước nhỏ nên không được trồng nhiều. Cây đinh lăng nếp có vỏ khá nhẵn, lá xoăn, nhỏ nhưng bộ rễ to, có giá trị kinh tế cao, được trồng khá nhiều.
Khi chọn giống cây, người ta thường chọn cây nếp để trồng.
- Thời vụ trồng cây đinh lăng
Cây đinh lăng có thể trồng quanh năm mà không sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để nhân giống cây là vào mùa miếng, khoảng tháng 5 trở ra để cây tiếp nhận được nhiều nước và dinh dưỡng.
- Cách giâm cành đinh lăng
Bạn cần chuẩn bị một vài bầu đất để giâm cành. Nên chọn đất sạch, loại bỏ hết các tạp chất, ủ cùng phân chuồng và phân lân vài tuần trước khi trồng cây để tăng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Vỏ bầu đất được bọc bằng túi nilon có chọc thùng nhiều lỗ để tăng khả năng thoát nước. Bạn có thể tìm mua các loại bầu đất này ở các cửa hàng bán cây giống, cây cảnh, vật tư cây trồng.
Chọn các cành đinh lăng bánh tẻ (không quá non, không quá già) hoặc phần ngọt có màu nâu nhạt. Cắt cành đinh lăng thành từng đoạn dài khoảng 20-30 cm. Dùng dao sắc để cắt dứt khoát, không làm dập cành cây. Có thể chấm gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ cho rễ cây nhanh mọc.
Sau đó, cắm cành vào trong bầu đất hoặc chậu đất đã chuẩn bị sẵn.
Thời gian để cành đinh lăng ra rễ là khoảng hơn 1 tháng. Khi thấy lá mới ra nhiều và lá dài hơn 10 cm là có thể đem ra trồng trong chậu.
Trong quá trình ươm giống, cần tưới nước đều đặn để giữ cho đất có độ ẩm nhất định.
Kỹ thuật trồng đinh lăng
Đất trồng cây đinh lăng có thể là đất thịt tự nhiên hoặc đất pha cát. Nên trộn đất với phân hữu cơ hoai mục cùng một ít trấu, xơ dừa... để tăng dinh dưỡng và khả năng thoát nước của đất.
Nên trồng cây đinh lăng trong chậu to để cây có không gian phát triển, tránh trường hợp phải sang chậu khi cây lớn vì như vậy cây rất dễ chết.
Cây đinh lăng ưa sáng nên cần trồng ở nơi có đủ ánh sáng.
Khi mới trồng, cần tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ. Khi thấy cây đinh lăng đã lớn, ra nhiều nhánh thì có thể giảm lượng nước tưới, mỗi ngày chỉ tưới một lần vào mùa nắng; vào mùa mưa, có thể tưới cách ngày.
Để cây đinh lăng sinh trưởng mạnh, cần phải bón phân để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Có thể bón bằng phân kali, lân, NPK, phân chuồng, phân ure cho cây.
Cây đinh lăng từ 2 năm tuổi trở lên thì nên cắt tỉa bớt cành dài, cành mảnh để tập trung dinh dưỡng phát triển các bộ phận khác. Mỗi cây chỉ cần giữ lại 1-2 cành chắc khỏe để nuôi dưỡng bộ rễ là đủ.
Cây từ 3 năm tuổi trở lên là có thể tiến hành thu hoạch phần rễ. Nên thu hoạch trong khoảng tháng 10 đến tháng 12 hằng năm để cây đạt chất lượng tốt nhất.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Cách giâm cành hoa giấy, cây lớn nhanh, nhiều hoa, không tốn tiền mua cây giống
-
Ngâm hạt tiêu vào giấm trắng: Công dụng tyệt vời nhà nào cũng thích, người thông minh hay dùng đến
-
Vì sao người sành ăn khi đi ăn hàng luôn chọn nơi có nhiều giấy ăn bị bỏ lại?
-
Cần rút ngay phích cắm TV sau khi nhận phòng khách sạn, vì sao vậy?
-
5cách bắt Wifi không cần biết mật khẩu: Nắm lấy để dùng khi cần thiết.