Cách xử lý bàn phím laptop bị liệt

( PHUNUTODAY ) - Bàn phím laptop bị tê liệt gây ra những khó khăn cho bạn khi làm việc. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này một cách nhanh nhất? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

 1. Nguyên nhân khiến bàn phím laptop bị tê liệt

Bàn phím bị kẹt nút hay liệt phím một số nút bấm

Nguyên nhân chủ yếu là bàn phím bị bám bụi bẩn nhưng không thường được vệ sinh hoặc vệ sinh không được đúng cách. Trong quá trình sử dụng lâu dài và tiếp xúc với môi trường xung quanh, bàn phím gắn nhiều bụi trên và dưới chân phím làm cho việc bấm các phím trở nên khó khăn hơn hoặc bấm không có tác dụng. Bên cạnh đó, bàn phím bị liệt còn có thể do vùng bấm dưới mỗi phím bị chai hay cháy một đoạn mạnh nào đó.

Bàn phím bị vỡ một số nút bấm

Trong trường hợp này chỉ có những nút bấm bị vỡ là không thể sử dụng được, còn lại tất cả các nút bấm trên bàn phím vẫn hoạt động bình thường. Để xử lý sự cố này các bạn nên tiến hành vệ sinh bàn phím càng sớm càng tốt. Đầu tiên, các bạn úp ngược bàn phím và dùng tay lắc mạnh để các mảnh vụn của phím bấm bị vỡ rơi ra khỏi bàn phím. Tiếp theo, dùng máy hút bụi chuyên dụng để làm sạch các khe giữa các phím bấm. 

Bàn phím bị tác động từ dung dịch hoặc chất lỏng

Nguyên nhân chủ yếu là do khi làm việc với máy tính sơ ý làm đổ những dung dịch như cafe, nước... lên trên bàn phím. Dung dịch đó chảy xuống phía dưới của bàn bàn phím được làm bằng chất bán dẫn gây nên tình trạng bàn phím không còn bấm được.

2. Những dụng cụ sử dụng để sửa lỗi bàn phím bị tê liệt

-  Đồng hồ đo điện kế

-  Tuốc-nơ vít

-  Keo nối mạch bàn phím. 

3. Các bước tiến hành 

Bước 1 : Chúng ta tháo rời từng nút phím ra, lấy móng tay, hay tuốc nơ vít nhỏ bật nhẹ từng phím ra, nhớ là phải khéo léo nhẹ nhàng, bên hông của phím dễ nạy phím lên nhất.

Bước 2 :  Chúng ta tiến hành gở hết xương của bàn phím ra, nhớ quy tắc nạy từ bên trái qua phải. nhớ phải cẩn thận, vì xương của bàn phím rất mảnh dể bị gãy và đứt chấu ngàm.

Bước 3 : Nhẹ nhàng tách lấy mạch của phím laptop ra khỏi khay nhôm. Thông thường khi bang mach bàn phím lấy ra thường có từ 2 tới 3 lớp mạch.

Bước 4 : Tách mạch bàn phím ra từng lớp nhớ bước này quan trọng nhé, vì tách phải làm từ từ, không là khi tách mạch ra bị đứt nối lại mệt luôn đó.

Xong hết các bước trên chúng ta lấy đồng hồ, vặn đồng hồ về thang đo 100x trên thang đo. Tiến hành đo mạch phím, chú ý nếu đo mạch mà đồng hồ về số 0 thì mạch thông, không bị đứt mạch, nếu kim đồng hồ đứng yên hay lên số 0 rùi về max thì mạch bị đứt, chúng ta phải tìm ra nơi bị đứt nối lại là hoàn tất.

 

 

 

Tác giả: Phạm Thị Thảo