Không nhìn thấy điểm tốt của người khác
Mộ cậu học sinh ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, sau khi thi đại học xong, cậu mãi vẫn không nhận được giấy báo nhập học, trong khi một bạn khác thi cùng trường với cậu nhưng điểm thấp hơn thì đã nhận được giấy báo từ rất sớm. Cậu tìm tới ban tuyển sinh của trường để hỏi cho rõ, mới phát hiện ra, nguyện vọng của mình đã âm thầm bị đổi lúc nào không hay.
Thì ra, vào ngày điền nguyện vọng, cậu học trò cùng người bạn kia cùng dùng máy tính ở phòng giáo viên để điền nguyện vọng. Đối phương vì muốn loại bỏ đối thủ mà âm thầm thay đổi nguyện vọng của cậu bằng một trường có điểm cao hơn, khiến cậu trượt đại học.
Trong cuộc sống, trường hợp này không hề thiếu. Bạn xem họ là bạn, luôn tìm cách giúp đỡ. Còn họ xem bạn là kẻ địch, luôn tìm cách hãm hại. Giống như câu nói: "Có những người, dù bạn không đắc tội với họ, họ vẫn sẽ đố kị với bạn, muốn hủy hoại bạn."
Đơn giản thôi, vì anh sống tốt hơn tôi, nên anh có tội. Sự xấu xa ấy gọi là "không thấy được cái tốt của người khác", và nó cũng là một biểu hiện của sự nghèo nàn của nội tâm bên trong. Người "tâm nghèo", chẳng bao giờ muốn đối đãi thật lòng với ai, mà chỉ nghĩ đến những thứ lợi ích nhỏ nhặt trước mắt.
Ở cạnh những người như vậy, chính là tự hại mình.
Người bất hạnh nhất là người chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác
1. Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình.
2. Suy cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta.
3. Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại.
3.
Tác giả: Xuân Quỳnh