Đánh cắp thông tin cá nhân qua chiêu lừa làm Căn cước công dân giả
Gần đây, nhiều người dân thông báo về việc bị kẻ gian lừa đảo thông qua cổng thông tin quốc gia. Kẻ gian gọi điện tới cho người dân tự nhận là công an rồi yêu cầu người dân cung cấp CCCD, và những thông tin cá nhân để cập nhật lên cổng thông tin quốc gia nhằm củng cố nguồn thông tin dữ liệu quốc gia. Thông qua những đường link giả kẻ gian đã lợi dụng rồi lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người dân.
Bên cạnh đó, theo Cục An toàn thông tin, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều hội, nhóm quảng cáo dịch vụ “nhận làm căn cước công dân giả” hoặc “làm căn cước công dân giả gắn chip phôi chuẩn 2023"... thu hút một lượng lớn người tham gia và tương tác vào các bài viết.
Khi có nạn nhân liên hệ, các đối tượng yêu cầu họ chuyển khoản đặt cọc, sau đó chiếm đoạt và chặn mọi liên lạc. Tuy nhiên, mục đích chính của các đối tượng là tìm kiếm nạn nhân cung cấp thông tin Căn cước công dân (CCCD) thật để áp dụng kỹ thuật như: ghép ảnh chân dung, sử dụng công nghệ in, gắn miếng kim loại... làm giả CCCD nhằm đăng ký mở tài khoản ngân hàng trực tuyến; qua đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt khác hoặc chiếm quyền điều khiển và khai thác dữ liệu cá nhân của nạn nhân từ hình thức trên.
Hành vi nêu trên được lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khẳng định là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Để phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lộ, mất thông tin cá nhân, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần có những biện pháp bảo mật với những thông tin cá nhân quan trọng. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân trên CCCD, số tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu; không chia sẻ hình ảnh CCCD lên mạng xã hội hay dưới bất kỳ hình thức nào.
Chính vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo với những kẻ gian mạo nhận là công an, cán bộ địa phương kẻo dễ bị lừa gạt.
Việc cần làm khi nghi ngờ điện thoại lừa đảo
Chủ động nâng cao cảnh giác và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo để phòng tránh.
- Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch.
- Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của con em, người thân để được tư vấn.
Tác giả: Min Min
-
Năm 2024: 4 khoản phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, ai cũng cần biết
-
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 theo quy định mới nhất, người dân cần nắm
-
Năm 2024: Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu?
-
Người 80 tuổi không có lương hưu sẽ nhận được bao nhiêu tiền trợ cấp xã hội hàng tháng?
-
4 trường hợp bị cấm mua, nhận tặng cho đất đai: Người dân phải biết trước khi giao dịch