Cảnh báo: Cô gái bị HIV giai đoạn cuối vì dùng chung vật dụng này trong gia đình

( PHUNUTODAY ) - Cảnh báo: Cô gái bị HIV giai đoạn cuối vì dùng chung vật dụng này trong gia đình - quá nhiều người mắc mà chẳng hề ngờ tới!

Vi khuẩn, mầm bệnh sẽ không phân biệt vật chủ hay là đối tượng mà chúng sinh sống. Đó là lý do tại sao việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra. Và dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân là một trong những nguyên nhân lây bệnh nhanh nhất. Mầm bệnh sẽ lây từ người này sang người khác qua đồ vật mà họ dùng chung đó.

Trên trang Abreakingnews.com đã từng đề cập đến một vụ việc về cô gái 22 tuổi phát hiện HIV ở giai đoạn muộn do dùng chung dụng cụ chăm sóc móng của người dì.

Cô không hề có các yếu tố nguy cơ thường thấy khi bị lây truyền virus này. Cô cũng không dùng chung bơm kim tiêm hay thiết bị tiêm truyền nào, hoặc bị nhiễm từ mẹ dương tính với HIV.

Các xét nghiệm máu sau đó cho thấy cô gái 22 tuổi đã nhiễm virus HIV khoảng 10 năm trước. Phân tích di truyền kỹ hơn chỉ ra các virus từ cả hai bệnh nhân (dì và cháu) đều đến từ một nguồn, cho thấy khả năng HIV đã bị lây truyền qua dụng cụ làm móng.

Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các dụng cụ làm móng vì có thể lây truyền các bệnh nguy hiểm như nấm và virus HPV, HIV.

Vật dụng cá nhân không nên xài chung vì dễ lây bệnh truyền nhiễm, thân cách mấy cũng đừng!

Lăn khử mùi

Lăn khử mùi có thể là "thủ phạm" gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi dùng dao cạo. Hầu hết các chất khử mùi thơm chỉ che giấu mùi chứ không ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn. Do đó, điều bạn cần nhớ là luôn luôn chọn chất khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên chia sẻ chúng với ai, ngay cả với những người trong gia đình bạn cũng không.

Khăn lau người

Khăn là nơi sinh sản của vi trùng, đặc biệt là khi nó treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn của bạn có mùi mốc, điều đó có nghĩa là đã có sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Điều đáng nói là vi khuẩn hoàn toàn có thể di chuyển từ người sang khăn và trú ngụ lại đó, chờ cơ hội lây sang người khác. Một chiếc khăn như vậy có thể làm cho người dùng nó bị lây nhiễm nấm và vi khuẩn gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc.

Thậm chí, dù là dùng một mình một khăn nhưng không giặt sạch sẽ, mầm bệnh từ bạn lây sang khăn từ trước đó cũng có thể lây ngược trở lại bạn nếu bạn trong những lần dùng sau đó. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn.

Bông tai

Mấy ai ngờ rằng trong các vật dụng cá nhân lây truyền bệnh lại có bóng dáng của những chiếc bông tai. Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết ở bộ phận tai có rất nhiều mạch máu, khi đeo bông tai của người khác sẽ dễ nhiễm các bệnh truyền qua đường máu, nguy hiểm hơn là không cẩn thân gây trầy xước khi đeo. Các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng chung khuyên tai nên lau chúng bằng cồn trước và sau khi sử dụng.

Son môi

Cũng giống như lỗ tai, dưới bề mặt môi cũng có các mạch máu nên vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua bộ phận này. Ngoài ra, son môi cũng dễ theo thức ăn đi vào đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu dùng chung son, virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng.

Nhíp

Vật dụng tiếp theo không thể không nhắc đến đó là nhíp. Nếu sử dụng nhíp của người khác để nhổ lông ngoài da thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sơ ý để chảy máu, nhíp có thể làm lây các bệnh truyền nhiễm như viêm gan C, thậm chí HIV. Các chuyên gia khuyến cáo trước khi dùng chung nhíp nên rửa kỹ bằng cồn.

Tác giả:

Tin nên đọc