Sáng ngày 19/7, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia chính thức xác nhận, cơn bão có tên quốc tế là Wipha đã tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Trước diễn biến phức tạp của bão, Cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức cuộc họp khẩn để đánh giá mức độ ảnh hưởng và đề ra phương án ứng phó với mưa bão, lũ lụt có thể xảy ra trong những ngày tới.
Dự kiến thời gian bão ảnh hưởng
Theo dự báo, trong 24 giờ tới, nguy cơ lớn nhất là gió giật mạnh và sóng biển cao ở khu vực phía Bắc và giữa Biển Đông – bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Vùng tâm bão có thể ghi nhận sức gió cấp 10 đến cấp 12, giật cấp 15, trong khi sóng biển có thể cao từ 4 - 6m. Những điều kiện thời tiết khắc nghiệt này gây nguy hiểm lớn cho tàu thuyền hoạt động trên biển cũng như các công trình ven biển.
Dự kiến trong hai ngày 20 và 21/7, các khu vực đảo và đặc khu như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mạnh và mưa lớn do bão số 3 gây ra. Đặc biệt, vào khoảng rạng sáng và trong ngày 22/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ bắt đầu đón nhận đợt gió mạnh cấp 7 - cấp 9, sóng cao 3 - 5m kèm theo mưa lớn diện rộng.
Không chỉ vậy, hiện tượng sóng lớn kết hợp với thủy triều dâng cao từ trưa đến chiều trong các ngày 21 đến 23/7 được cảnh báo có thể gây ngập úng tại các khu vực trũng thấp ven biển, đặc biệt là tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Người dân sống tại các khu vực này cần hết sức cảnh giác và theo dõi chặt chẽ thông tin từ cơ quan chức năng.
Vùng ảnh hưởng rộng
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng nhận định, bão số 3 có vùng ảnh hưởng rất rộng, bao phủ gần như toàn bộ khu vực phía Đông Bắc Bộ, lan sang một số nơi ở Tây Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong đó, Quảng Ninh, Hải Phòng, cùng các vùng ven biển của Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa sẽ là những nơi chịu tác động trực tiếp, đối mặt với sức gió bão mạnh và lượng mưa lớn.
Điểm đáng lưu ý là cơn bão Wipha có hướng di chuyển khá nhanh, với hoàn lưu nghiêng về phía nam và phía tây. Dù các trung tâm dự báo bão quốc tế đều đồng thuận về quỹ đạo di chuyển, nhưng lại có sự khác biệt về cường độ. Theo một số mô hình dự báo, khi di chuyển tới khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), bão có thể đạt cường độ cấp 12 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 15. Tuy nhiên, khi tiếp cận đất liền Trung Quốc, cơn bão được dự báo sẽ suy yếu dần.
Khi vào vịnh Bắc Bộ, bão số 3 nhiều khả năng giảm cường độ còn khoảng cấp 8 - cấp 10, nhưng vẫn đủ mạnh để gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng ven biển nước ta.
Hiện tại, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã được yêu cầu chủ động lên kế hoạch ứng phó với bão, kiểm tra an toàn hồ đập, hệ thống tiêu thoát lũ và rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập sâu. Người dân cũng cần hạn chế ra khơi, đặc biệt là ngư dân và các phương tiện đánh bắt xa bờ, đồng thời theo dõi sát sao các bản tin cập nhật thời tiết để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Tác giả: Dạ Ngân
-
Từ năm 2025: Người trẻ mua nhà ở xã hội được hưởng ưu đãi chưa từng có này
-
Kể từ 1/7/2025: Người lao động làm công việc này được nghỉ hưu sớm 10 năm, vẫn hưởng đủ lương hưu
-
Đất không giấy tờ làm Sổ đỏ phải đóng 4 khoản phí loén, là khoản nào?
-
Kể từ năm nay, 6 trường hợp bắt buộc phải đổi đăng ký xe và biển số: Người dân cần nắm rõ
-
Người dân sạc pin xe điện tại nhà cần lưu ý điều này nếu không có thể bị phạt tới 50 triệu đồng