Cảnh báo: Nhập viện vì ăn thịt để trong tủ lạnh, bác sĩ hướng dẫn cách cách bảo quản thịt an toàn

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè thời tiết nóng nực nên các thực phẩm rất dễ ôi thiu nên việc để vào tủ lạnh là không thể tránh khỏi tuy nhiên để ở tủ lạnh bao lâu là an toàn không gây lại cho sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây

 Cần hiểu đúng…

Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn dần từ lâu đã không còn xa lạ với đa số các gia đình. Nhiều người cho rằng, thịt đông lạnh là cách bảo quản tốt nhất và tiện lợi. Chính vì thế, không ít gia đình ở thành phố, vì lo ngại thịt trên thị trường không đảm bảo an toàn nên mỗi lần về quê đều đem theo các thực phẩm ở quê và tích trữ trong tủ đá.

Nhưng thịt cấp đông trong tủ lạnh liệu có còn là thịt sạch? Thịt sạch để trong ngăn đá bao lâu sẽ biến thành thịt kém chất lượng? Đó cũng là những băn khoăn của không ít người tiêu dùng.

Theo TS Đức Minh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), đã có quy định rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thú y, kỹ thuật mổ xẻ, bao gói, bảo quản, vận chuyển thịt gia súc, gia cầm lạnh đông (thịt cấp đông)… Ví dụ với thịt lợn cấp đông đúng quy trình là phải kiểm dịch, đông lạnh hơn 5 tiếng trong nhiệt độ -45oC để đạt được -20oC ở tâm sản phẩm, rồi mới trữ lạnh.

Thời gian làm lạnh (cấp đông) càng nhanh càng tốt, để những tinh thể nước đá li ti trong thực phẩm không phát triển to được. Tinh thể to, sắc cạnh sẽ đâm toạc màng tế bào, làm nước cốt thoát khỏi thực phẩm khi rã đông, thịt trở nên dai và nhạt nhẽo.

Ở siêu thị, hàng đông lạnh (philê cá, lẩu hải sản…) được để trong quầy tủ lạnh. Hàng bày ở kệ mát (jambon, xúc xích, chả lụa, rau quả…) là hàng làm lạnh. Hàng đông lạnh mua về phải bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, còn hàng làm lạnh để trong ngăn mát. Đối với các thực phẩm như thịt cá tươi sau khi mua ở chợ về bỏ vào ngăn đá tủ lạnh chỉ là làm đông chậm, không phải là cấp đông.

Hiện tủ lạnh thường có hai ngăn: Ngăn đông có nhiệt độ –6oC, –12oC hoặc –18oC và ngăn lạnh có nhiệt độ từ 0 – 10oC, tùy vị trí. Nhưng nhiều người vẫn cứ lầm tưởng môi trường tủ lạnh là an toàn, có thể làm chết vi khuẩn ở nhiệt độ thấp. Thật ra tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm khuẩn, không có tác dụng diệt khuẩn. “Nếu cấp đông đúng cách thì ở nhiệt độ -18 độ C thì hầu hết các vi khuẩn và mốc men tạm ngừng phát triển.

Tuy nhiên, khi rã đông, các vi khuẩn này sẽ tiếp tục sinh sôi và nhân lên vô số nếu gặp điều kiện thuận lợi. Điều này dẫn đến hiện tượng gây bệnh ở thực phẩm. Sau khi rã đông, các vi khuẩn sẽ hoạt động ngang với tầm hoạt động của vi sinh vật trên thực phẩm tươi”, TS Minh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng rất lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt đông lạnh được nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi bên cạnh việc vận chuyển bằng máy bay, để tiết kiệm chi phí nhiều doanh nghiệp đã vận chuyển các loại thịt đông lạnh bằng đường biển, trải qua vài tháng trên biển, số thịt đông lạnh này mới đến được doanh nghiệp nhập khẩu, sau đó lại mất thêm vài tháng nữa để số thịt trên đến được tay người tiêu dùng.

Chưa kể đến việc bảo quản giữ lạnh giữa các khâu trung chuyển liệu có đạt chuẩn? Rất có thể khi thịt đông lạnh đến tay người tiêu dùng thì đã rã đông vài lần, các chất dinh dưỡng gần như là không còn và tạo cơ hội cho các vi khuẩn có sẵn trong thịt tiếp tục phát triển.

Ăn thịt đông lạnh quá lâu có thể ẩn chứa 4 rủi ro sức khỏe

Thịt để đông lạnh quá lâu còn gọi là “thịt zombie” (tạm dịch: thịt xác chết). Ăn thịt để đông lạnh quá lâu có thể dẫn tới 4 tác hại sau:

  • Tăng tốc độ lão hóa

Nhiệt độ thấp của tủ lạnh có thể ngăn chặn sự gia tăng của vi khuẩn nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn quá trình oxy hóa chất béo và protein.

Phản ứng oxy hóa này không chỉ làm giảm mùi vị của thịt, mà còn tạo ra một sản phẩm oxy hóa béo giúp tăng tốc độ lão hóa của con người.

  • Giảm khả năng miễn dịch

Thịt đông lạnh hết hạn chứa nhiều vi khuẩn, một số có thể có ký sinh trùng, tiêu thụ nó sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của con người.

  • Ngộ độc thực phẩm

Khi thịt đông lạnh tan băng, nhiệt độ tăng lên và các tế bào mô bị tổn thương chảy ra một lượng lớn protein và độ ẩm, làm cho thịt trở thành thiên đường của vi khuẩn.

Vi khuẩn phân hủy protein và chất béo trong thịt, tạo ra một số lượng lớn các chất phân tử nhỏ có hại cho cơ thể con người. Ví dụ, các phân tử amin nhỏ được tạo ra bởi quá trình phân hủy protein; aldehyde, xeton và peroxit được tạo ra bởi quá trình oxy hóa chất béo.

Sau khi ăn thịt đông lạnh quá lâu có nhiều khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy.

Mất dinh dưỡng, hương vị kém

Khi thịt đông lạnh, nước trong thịt cũng bị đóng băng, do đó, khi rã đông thịt, nước sẽ bị rò rỉ. Nếu phương pháp rã đông không đúng có thể làm mất nước nghiêm trọng hơn khiến giá trị dinh dưỡng, hương vị bị giảm. Thời gian đóng băng càng lâu, sự mất mát dinh dưỡng càng lớn, đặc biệt là vitamin B.

Cách bảo quản thịt đúng cách

Chính vì thế người tiêu dùng cẩn biết cách bảo quản thịt để tránh gây hại cho sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu bảo quản ở ngăn mát, các loại thịt chỉ nên để tối đa ba ngày. Nếu thịt bảo quản trong ngăn đá thời gian kéo dài sẽ được vài tháng, tùy vào từng loại thịt. Nhưng khi rã đông thịt, không nên ngâm thịt đông lạnh trong nước quá lâu, không nên rã đông thịt bằng nước nóng…

Mong rằng với những cảnh bảo về nguy hiểm của thịt đông lạnh mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết trên đây, quý bạn đọc sẽ thận trọng hơn về kiểu bảo quản này.

Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng chị em bỏ túi cho mình mẹo bảo quản thịt đúng cách nhất!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi!

Tác giả:

Tin nên đọc