Sau thời gian dài uống trà sữa, cô gái nhận được kết quả từ bác sỹ, không những bị xuất huyết võng mạc (đột quỵ mắt) mà cô còn bị tiểu đường và mỡ máu cao.
Theo lời của bác sỹ thì nhiều người đang bị sự cám đỗ bởi vị ngọt thơm của trà sữa nhưng lại không biết rằng mình rất dễ bị tiểu đường nếu uống chúng quá nhiều. Việc kiểm soát lượng đường đi vào cơ thể là rất quan trọng, nếu không làm được sẽ khiến lượng đường trong máu nhiều, các mạch máu tĩnh mạch của võng mạc dần mỏng đi, không co giãn và sẽ bị trì trệ, tắc nghẽn, ảnh hưởng tới thị lực, nhìn mờ, nguy hiểm nhất là xuất huyết võng mạc.
Theo đó, các chuyên giacũng khuyến cáo chúng ta không nên uống quá nhiều trà sữa kẻo gặp phải các tác hại cho sức khỏe như sau:
1. Ngộ độc
Việc sử dụng các hương liệu và phẩm màu quá ngưỡng cho phép trong trà sữa có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có bộ máy tiêu hóa còn yếu nên khi uống phải trà sữa chế biến từ nguyên liệu độc hại, không hợp vệ sinh thì sẽ gây ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa... hoặc có thể bị sặc, ngạt thở vì tắc nghẽn hạt trân châu ở cổ họng.
2. Mắc bệnh gan, thận
Nhiều cửa hàng bán trà sữa vì tham lợi nhuận nên thường sử dụng bột màu, bột sữa thay cho trà tự nhiên, nguyên liệu tự nhiên. Dù có hương vị tương đồng những vì chứa nhiều hóa chất tổng hợp độc nên rất hại cho sức khỏe. Uống trà sữa quá nhiều đồng nghĩa với việc chất độc bị tích tụ dài ngày gây ra gánh nặng cho gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.
3. Béo phì
Trà sữa có chứa lượng đường và calo rất lớn nên khi uống nhiều sẽ khiến con người bị béo phì. Hơn nữa, thành phần chính của trà sữa là kem béo pha với bột trà và chất phụ gia nên cơ thể sẽ phải hấp thụ nhiều chất béo bão hóa, dẫn tới việc tăng cân nhanh.
Lưu ý gì khi uống trà sữa?
Không uống gần lúc đi ngủ
Khoảng thời gian gần đi ngủ thực sự nhạy cảm, nó khiến bạn luôn có cảm giác “thèm thèm” gì đó. Uống trà sữa chăng? Tuyệt đối không nên, lúc bạn ngủ, cơ thể không hoạt động đồng nghĩa với việc không thể tiêu thụ lượng đường, chất béo và tăng cân sẽ là điều chắc chắn. Không những vậy, trà còn khiến bạn sẽ mất kha khá thời gian để có thể yên giấc.
Giảm mức đường trong trà sữa
Thông thường, các quán trà sữa đều cho khách hàng được chọn mức đường có trong trà sữa như: 0%, 30%, 50%, 70% hay 100%. Điều này giúp bạn hoàn toàn tự chủ lượng đường nạp vào cơ thể. Nếu lo lắng về các vấn đề về cân nặng hay sức khỏe, 30% hoặc 0% là mức vô cùng “hợp lý”. Nhưng uống trà sữa không đường thật nhạt nhẽo và khó uống!
Một mẹo nhỏ là thêm topping hay trân châu sẽ khiến thức uống này ngọt hơn, và bạn vẫn sẽ thưởng thức trọn vẹn một ly trà sữa mà không lo ngại về lượng năng lượng dư thừa nạp vào cơ thể.
Không uống trà sữa khi đói
Khi đói, bạn nên kiếm gì đó để ăn, giúp cơ thể phục hồi năng lượng chứ không nên “uống trà sữa thay cơm”. Trà có trong trà sữa có thể gây ra tình trạng bao tử khó chịu hay axit trào ngược. Do đó, để tránh tình trạng này, hãy uống sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ là tốt nhất.
Tác giả: