Cậu bé 4 tuổi bụng to như "có chửa", khi phẫu thuật bác sĩ “kinh hãi” khi nhìn thấy 2kg thứ này

( PHUNUTODAY ) - Một cậu bé được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến (Trung Quốc) đã hút ra 2kg chất lỏng ký sinh trùng giun sán.

Cậu bé Jing Jing, 4 tuổi gần đây có biểu hiện sốt kéo dài, không thèm ăn, thỉnh thoảng lại bị ợ hơi và đầy hơi. Thấy tình trạng của con không tốt, gia đình mau chóng đưa Jing Jing đi khám ở Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến. Vừa bước vào phòng khám, phần bụng của Jing Jing đã khiến các bác sĩ phải chú ý vì nó to bất thường, các mạch máu trên bụng cũng lồi lõm như những bà bầu đã mang thai được 6 tháng.

Theo cha mẹ của Jing Jing, gần đây họ cũng cảm thấy phần ngực và bụng của con trai lớn hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, nhưng họ thấy rằng đứa trẻ không có triệu chứng nào khác nên cũng bỏ qua. Tuy nhiên, Jing Jing lại không thèm ăn như trước. Thỉnh thoảng, cậu bé khóc và nói rằng đau dạ dày nhưng sau khi được mẹ cho uống thuốc thì các triệu chứng lại giảm bớt.

Sau khi kiểm tra dạ dày, bác sĩ cảm thấy một có vấn đề đáng ngại trong tim và ngay lập tức kiểm tra CT. Kết quả kiểm tra cho thấy phần ngực phải và khoang bụng phải của Jing Jing có một khối nang khá lớn ngang cỡ hai quả bóng. Nếu khối u nang này ngày càng lớn hơn sẽ chèn vào phổi gây khó thở và có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Bé trai 4 tuổi và khối u khổng lồ

Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia của 9 khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến, đã có ý kiến sơ bộ: hai nang cần được cắt bỏ bằng phẫu thuật. Nhưng trước khi phẫu thuật, phải kiểm tra xem cậu bé có bị nhiễm ký sinh trùng Echinococcus

Nếu bị nhiễm echinococcosis, phẫu thuật sẽ khó khăn hơn bởi dựa trên kích thước u nang thì bên trong phải có một số lượng lớn ấu trùng Echinococcus. Một khi thành của nang bị vỡ, một lượng lớn ấu trùng sán trong dịch nang có thể gây nhiễm trùng ở ngực và khoang bụng, và có thể gây sốc phản vệ và tử vong.

Kết quả xét nghiệm máu tại Trung tâm Chẩn đoán Sinh học mầm bệnh của Đại học Y Trung Sơn cuối cùng xác nhận Jing Jing bị nhiễm sán Echinococcus. Sau khi chẩn đoán bệnh, một vấn đề nảy sinh đó là làm sao loại bỏ hoàn toàn u nang nhưng cũng đảm bảo rằng dịch nang không thể bị tràn ra ngoài.

Trong bụng cậu bé chứa 2kg giun sán

Cuối cùng các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến quyết định đầu tiên hút chất lỏng ra khỏi u nang, loại bỏ u nang và dùng thuốc điều trị. Sau khi kế hoạch được thiết lập các bác sĩ bắt đầu tiến hành, dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần nhưng họ không ngờ dịch nang được chiết xuất từ hai nang thực sự là hơn 1000 ml, nặng hơn 2kg.

Sau ca phẫu thuật, Jing Jing đã hồi phục tốt và hiện đang được điều trị y tế. Trong một hoặc hai tuần, đứa trẻ dự kiến sẽ hồi phục và được xuất viện.

Vậy khi nào có thể tẩy giun cho trẻ và nên uống loại thuốc nào?

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải có sự tư vấn của bác sĩ và chọn loại thuốc thích hợp.

Rửa tay thường xuyên giúp cho bé bớt giun sán

Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi vệ sinh: khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải chú ý việc này, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho bé ăn; cắt ngắn móng tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ.

Thức ăn cho trẻ phải luôn nấu chín: nước uống phải được đun sôi để nguội. Nếu cho trẻ ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy…

Không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất: không để trẻ mặc quần bị thủng. Quần áo của trẻ bị nhiễm giun cũng phải được phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun.

Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần: Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả người lớn, cũng phải chữa trị giun, sán cùng lúc với trẻ thì bệnh mới hết triệt để. Trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, thì cần kiểm tra để phát hiện trẻ còn mắc bệnh nào khác hay không để có cách chữa trị phù hợp

Tác giả:

Tin nên đọc