Rất nhiều người chọn cây lưỡi hổ trồng trang trí trong nhà nhưng không phải ai cũng có kiến thức về loại cây này. Hãy xem cây lưỡi hổ có thể mang lại những lợi ích gì cho con người?
Đôi nét về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp hay vĩ hổ, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt và mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm và không làm đứt tay khi ta chạm vào.
Thân cây có 2 màu lá xanh và vàng dọc từ gốc cho đến ngọn. Khi ra hoa, nó nở thành từng cụm với nhau và mọc từ phần gốc lên. Hiện nay, có tới 70 loài khác nhau và phổ biến nhất đó là lưỡi hổ thái và lưỡi hổ cọp.
Cây lưỡi hổ thường được nhiều người chọn trồng và đặt ở phòng khách - là nơi thể hiện phong cách riêng của gia chủ. Lưỡi hổ rất thích hợp đặt ngay cạnh kệ tivi ở phòng khách, hay cạnh ghế sofa, hoặc ở ngay hai bên của lối đi cửa ra vào. Đây cũng là một cách để xua đuổi những điều không tốt và mang vận may đến cho cả gia đình.
Cây còn có khả năng lấy đi các khí độc hại như khói thuốc lá các khí oxit nitơ. Điều này, rất có lợi cho việc cung cấp thêm oxy cho con người. Không chỉ dễ trồng, cây còn có khả năng hút hơi nước cũng như loại bỏ được khí độc hại có trong không khí. Vì vậy, đây chính là một sự lựa chọn lý tưởng cho vị trí đặt cây trong nhà.
Ngoài ra, trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng rất tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn ở trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng như thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn, cây còn là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc. Hơn nữa, nếu lưỡi hổ ra hoa, thì may mắn sẽ tìm đến trong mọi việc.
Một số tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe
+ Cây lưỡi hổ trị bệnh hen suyễn
Với những người bị bệnh hen suyễn, có thể sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước bốc lên bám lên niêm mạc mũi, họng để giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp cho việc hô hấp thuận lợi hơn.
+ Cây lưỡi hổ trị bệnh về đường tiêu hoá
Aloin, aloe-emodin và barbaloin có trong lá lưỡi hổ sẽ giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả cũng như kích thích tiêu hoá tốt. Bạn có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, nó sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu và giảm nóng trong người.
+ Giúp tạo giấc ngủ ngon
Khác với những loại cây khác, vào ban đêm, lưỡi hổ hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra khí oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành, nhờ đó giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
+ Giảm dị ứng ở da
Cây lưỡi hổ có tác dụng khá giống như lá của cây nha đam, có tính sát khuẩn và tính kháng viêm được dùng để điều trị một số chứng dị ứng ở da. Khi da bị bỏng, rộp, hoặc bị cháy nắng, thậm chí bị xước do va chạm, đây chính là một phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn và phòng chống hiệu quả.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Nghe ông bà ta nhắc: 'Chim sa tận nơi không bắt, cá nhảy tận bờ không ăn', vì sao?
-
Tại sao dân gian lại cho rằng trồng cây mít trước nhà là báo điềm xui rủi?
-
Vì sao tổ chim thường hướng lên trời? Hóa ra chúng rất khôn ngoan
-
Cây xương rồng gai góc, xù xì có nên trồng trong nhà không? Ý nghĩa phong thuỷ của cây xương rồng
-
Các cụ dặn: "4 chỗ hễ đặt chổi vào là phạm phong thủy, quét may mắn đi, xui xẻo kéo về"