1. Hãy khích lệ người khác
Hãy khen ngợi những thành quả mà người khác đạt được hoặc những việc tốt mà người khác đã làm.
Lời động viên khích lệ như ánh mặt trời, nếu thiếu mất nó thì chúng ta không có đầy đủ dưỡng chất để sinh trưởng.
2. Bất cứ lúc nào cũng nên giữ thể diện cho người khác
Đừng hạ thấp người khác, cũng đừng thổi phồng sai lầm của họ. Chỉ nên nói những lời tốt đẹp sau lưng người khác.
Hãy nêu ý kiến nhiều hơn, hạn chế việc đưa ra mệnh lệnh khi không cần thiết. Như vậy sẽ có thể thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, và tránh dẫn phát mâu thuẫn.
3. Sống trên đời phải có khí khái, tự tin, độc lập
Biết điều gì phù hợp với mình, biết mình cần gì, không cần gì, biết cách Thiện đãi và chăm sóc bản thân.
Bình thường mọi người thường tin tưởng người chững chạc hơn vậy nên nếu không thể làm được như vâỵ thì sẽ khó để cho người khác gửi gắm.
4. Khi mắc lỗi hãy thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của chính mình
Những lúc phạm sai lầm, hãy kịp thời xin lỗi; những lúc sắp bị trách mắng, thì tốt nhất bạn hãy chủ động ‘chịu đòn nhận tội’.
5. Khi thấy người khác thuận buồm xuôi gió, bạn nên vì vậy mà mừng cho người ta
Khi người khác gặp phải khó khăn, không nên lấy nó làm sự hả hê cho mình, nếu có thể xem khó khăn của người khác giống như khó khăn của mình thì đó là điều đẹp nhất.
Đối xử tử tế với người khác chính là đối xử tốt với chính mình. Những điều này chính là tình thân ái nên có.
6. Nhân phẩm tốt là “dung mạo” đẹp nhất của nhân sinh
Không cần chứng minh mà lại tự tỏa sáng.
7. Không cần thiết phải thổi phồng bản thân
Tô điểm bản thân quá mức trái lại lại khiến người khác nghi ngờ, phản cảm, chiêu mời những những lời ra tiếng vào.
Hãy tạo ấn tượng bởi sự tài năng cùng sự khiêm nhường của mình.
8. Nên cho người khác cơ hội được nói
Bản thân hãy làm một thính giả biết lắng nghe. Bạn không nên chen ngang lời của người khác, dù khi ấy người ta có nói sai.
9. Không cần phải lúc nào cũng cho là mình có lý
Đôi lúc cũng phải thừa nhận, có lẽ bản thân đã sai. Nên thử phân tích sự tình từ trên lập trường của người khác.
Đừng quên hỏi bản thân mình: “Anh ta làm như vậy là xuất phát từ nguyên nhân gì?”.
Thông cảm cho người khác chính là thể hiện của lòng bao dung.
10. Những lúc phát sinh mâu thuẫn, bạn hãy giữ bình tĩnh
Trước tiên hãy lắng nghe ý kiến của đối phương, khi tức giận thì cần phải kiềm chế, rồi từ từ bày tỏ lý giải của mình, nếu không hợp thì cứ mỉm cười bỏ qua, chuyện không hợp như vậy trong xã hội rất bình thường, xảy ra tranh chấp thì chắc chắn mình là người thua thiệt.