Trong quan niệm của người Việt, cây sung giúp mang lại may mắn, sung túc, đủ đầy cho gia chủ nên được rất nhiều người chọn trồng trong nhà. Tuy nhiên, trồng cây sung ở đâu để phát huy hết tác dụng của nó thì nhiều người còn băn khoăn chưa rõ. Hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia phong thuỷ trong vấn đề này.
Nên trồng cây sung ở đâu để mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình?
Cây sung với tên gọi mang ý nghĩa "đầy đủ" và "sung túc" nên rất được người Việt Nam ưa chuộng. Nhiều gia đình trồng sung như một loại cây bonsai, cây phong thủy. Những quả sung mọc thành chùm và đan xen quấn quýt nhau được cho là thể hiện sự thịnh vượng cho cả gia đình. Nhìn chung, loài cây này được xem là biểu tượng của may mắn, sức khỏe, tài lộc, thành công bền vững. Đặc biệt, cây sung rất hợp với những người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi. Nó sẽ giúp những con giáp này mang lại năng lượng tích cực, giúp cân bằng cuộc sống và tăng cường may mắn.
Vậy nên trồng cây sung ở đâu thì hợp lý? Thực tế, cây sung mang nhiều ý nghĩa tốt lành, nên được trồng phía trước và trong vườn nhà, ở trước văn phòng hoặc các cơ sở kinh doanh. Người ta cho rằng khi trồng cây sung ở vị trí như vậy sẽ tạo ra ảnh hưởng tốt về phong thủy, mang lại sự may mắn cũng như thịnh vượng cho chủ nhân.
Cây sung cũng phát triển rất nhanh, có thể đạt kích thước lớn. Chính vì vậy, việc trồng nó ở trước nhà sẽ tốn khá nhiều diện tích và sẽ phải cắt tỉa cành lá thường xuyên. Ngày nay, để đạt được đa mục đích, nhiều người chọn cây sung bonsai, vừa đẹp lại vừa tiết kiệm không gian mà vẫn tận dụng được năng lượng phong thuỷ của nó.
Trong trường hợp bạn muốn trồng cây sung to mà trong điều kiện nhà cửa vườn tược gia đình không được rộng, bạn nên trồng ở mé bên nhà hoặc ở sau nhà. Chúng sẽ phát triển một cách tự nhiên, cao lớn, cành lá và quả đều sum suê.
Một số lưu ý khi trồng cây sung
- Cây sung khi trưởng thành có thể phát triển rất to nên khi lưu ý trồng trong vườn nhà, gia chủ cần phải cắt tỉa để bảo đảm sự hài hòa của tổng thể cảnh quan.
- Hiện nay trên thị trường có 2 giống sung phổ biến đó là sung ta và sung Mỹ. Cây sung Mỹ có dáng nhỏ, quả to. Cây sung ta thì thân xù xì, dáng cổ kính, quả sai hơn.
- Sung cảnh không cần đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song nếu muốn cây phát triển phân được nhiều cành, lá nhỏ và cành sẽ không vươn dài, gia chủ cần chú ý bón lân và cắt tỉa thường xuyên. Ngoài ra, cũng cần điều tiết lượng nước tưới và số lần tưới để có thể khống chế sinh trưởng của cây.
- Phân bón cho cây sung có thể là loại phân chuồng ủ hoai hoặc phân hoá học NPK. Nên bón vào mùa mưa, hoặc sau khi bón xong phải tưới nước để tránh tình trạng cháy lá.
Một số chứng bệnh có thể điều trị bằng cách dùng các bộ phận của cây sung
– Trị đau đầu vùng thái dương: dùng nhựa sung mới lấy, phết đều lên mặt của 2 mảnh giấy bản có đường kính vào khoảng 3 cm. Sau đó dán nhẹ vào 2 bên thái dương, sẽ có tác dụng giảm đau rõ rệt.
– Trị mụn nhọt, sưng đau: lấy nhựa sung tươi và bôi trực tiếp vào mụn nhọt mới lên hoặc nơi chốc lở, sưng đau. Lưu ý, ngày bôi 2 – 3 lần sẽ có tác dụng rõ rệt.
– Vỏ sung: giúp chữa tắc tia sữa, viêm tuyến vú.
– Lá sung chữa chứng mất sữa.
– Trị bỏng: Các lá vú sung, phơi khô, sao vàng, tán bột mịn sau đó trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng nhiều lần một ngày.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Trồng hoa sữa trước nhà có tốt không? Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sữa, ít người biết
-
5 vật dụng nên sắm trong nhà để hút may mắn, tài lộc
-
4 đồ vật không nên đặt trong phòng khách để tránh ảnh hưởng phong thủy
-
Một gia đình không nên có quá nhiều 3 thứ này, trẻ thì thất bại, già thì thê lương, là thứ gì?
-
Mặc kệ Tam Tai lẫn Thái Tuế 2025: 3 tuổi cá Chép hóa Rồng, giàu sang chạm nóc