Cây trúc quân tử trong phong thủy

( PHUNUTODAY ) - Hình ảnh cây trúc còn mang ý nghĩa may mắn, là tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thâm, sự vững vàng, chắc chắn khi gặp nghịch cảnh. Theo văn hóa Trung Hoa, tranh trúc tặng cho sỹ tử, tượng trưng cho lời chúc may mắn, chống lại kẻ tiểu nhân,gian lận và sự ganh tị trong thi cử

 

Cây trúc quân tử trong phong thủy

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe về bộ tứ “Tùng- Cúc-Trúc –Mai”. Trúc chính là nói đến cây Trúc quân tử. Theo triết học phương Đông, cây trúc quân tử tượng trưng cho người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề gãy đổ.

Còn theo quan niệm về phong thủy thì đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, làm thông thoáng không gian, mang lại may mắn, vì vậy mà ngày nay cây được ưa chuộng trồng trang trí cảnh quan sân vườn, trước nhà, hành lang, lối vào, khu vực cầu thang, ban công, khu vực giếng trời và cả sân thượng.

Từ xa xưa đẵ có nhiều bài thơ ca ngợi trúc. Trúc và cuộc sống con người có quan hệ mật thiết với nhau, vật liệu từ trúc có thể dùng trong xây dựng, làm bút, làm giấy, dụng cụ gia đình, điêu khắc hội họa. Trong Hoa kinh cho rằng: “Chịu qua sương tuyết mà chẳng tiêu điều, suốt bốn mùa lúc nào cũng tươi xanh, không dễ dàng bị uốn cong, cả người thanh và người tục đều yêu quý”.

Nhiều văn sỹ cho rằng trúc được coi là hiến nhân quân tử. Bạch Cư Dị trong “Dưỡng trúc ký” có nói: ‘Trúc tư hiển, hà đới? trúc bản cố, cố dĩ thụ đức. quân tử kiến kỳ bản, tắc tư thiện kiến bất bạt già, Trúc tâm không, không dĩ thể đạo, quân tử kiến kỳ tâm, tắc tư ứng dụng hư thụ gia. Trúc tiết trinh, trinh dĩ lập trí, quân tử kiến kỳ tiết, tắc tư đế cố minh hành, dĩ hiểm nhất chí giả, Phu như thị, cố hiệu quân tử” (Trúc như người hiển, vì sao vậy?

Trúc có gốc bền chắc, nên có đức tính như cây cổ thụ, người quân tử thấy cái gốc thì liền nghĩ đến điều thiện mà không chặt. Trúc rỗng giữa, trống rỗng đó chính là đạo, quân tử phải thấy được cái lòng trống rỗng thì trải lòng mồ tiếp nhận. Đốt trúc ngay thẳng, ngay thẳng để lập chí, quân tử thấy cái đốt của trúc thì hiểu rằng cần phải tu dưỡng. Bởi như vậy, nên có thể coi trúc là quân tử vậy).

Trúc là cao phong lượng tiết, nên người ta muốn trồng trúc trong nhà như việc sống gần người hiền vậy. Bắt nguồn từ nghĩa đó, nên Tô Dông Pha nói: “Ăn không có thịt nhưng ở không thể thiếu Trúc” (ninh khả thực vô nhục bất khả cư vô trúc). Trong văn hoá, trúc được ví với quân tử, trong tranh thường gọi tùng, trúc, mai là “tuế hàn tam hữu”. Mà “ngủ thanh đồ” là tùng, trúc, mai, nguyệt, thủy; “ngũ thủy đổ” là tùng, trúc, tuyên, lan, thọ thạch… thường thấy trong cốc bức vẻ.

Trúc có hàng trăm loại. Nhiều loại trúc đều đã có những hàm nghĩa văn hoá riêng như: Trúc đốm (Tương Cơ trúc), Từ trúc (cũng gọi là Hiếu trúc, tử mẫu trúc), Lạc Hán trúc, Kim Ngân Ngọc trúc, Thiên trúc (Thiên Nhị, Nam đại trúc)… Nếu đưa Thiên trúc vào trong tranh cùng với bí đỏ, hoa thường xuân hợp lại, hợp âm cử ý có thể tạo thành ngụ ý ‘Thiên địa trường xuân”, ‘ Trời dài đất rộng”. Trúc còn đồng âm với “chúc”, có ý nghĩa tập tục là chúc phúc tốt đẹp.

Tác giả:

Tin nên đọc