Có thể thấy ngày càng nhiều vụ tranh chấp đất đai do giá đất ngày một tăng. Để tránh mất đi sự đoàn kết trong gia đình tốt nhất phải bạn nên tự bảo vệ mình và những mối quan hệ trong gia đình theo quy định của pháp luật. Ngay dưới đây là phương án sang tên Sổ đỏ mà người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nhất. Cha mẹ nên lưu tâm và theo dõi cách xử lý tối ưu nhất.
Phương án sang tên Sổ đỏ người ở với cha mẹ dễ bị thiệt
- Phương án tặng cho nhà đất phổ biến của các hộ gia đình
Rất nhiều gia đình ở Việt Nam khi gia đình có con trai lấy vợ ra ở riêng, con gái lấy chồng thì cha mẹ thường cho con một mảnh đất để xây dựng nhà ở. Những trường hợp này được cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất thì những người này trở thành “chủ đất” đối với phần đất được tặng cho. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp người con sống chung với cha mẹ lại không được tặng hoặc chỉ được cha mẹ tăng cho bằng lời nói, nhà đất vẫn đứng tên cha mẹ.
Như vậy, trong trường hợp này dù cha mẹ không cố tình nhưng nếu thực hiện theo phương án này sẽ thường dẫn tới 2 tình trạng:
(1) Người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng được cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất, thông thường việc tặng cho này đã hoàn tất và có hiệu lực, người đứng tên trên Sổ đỏ, Sổ hồng là người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng.
(2) Người con sống chung với cha mẹ lại không được đứng tên Sổ đỏ, Sổ hồng vì cha mẹ chủ yếu tặng cho bằng lời nói. Khi đó việc tặng cho chưa có hiệu lực, dưới góc độ pháp lý đất vẫn là tài sản riêng của cha, mẹ hoặc là tài sản chung của cha mẹ.
- Lý do người ở với cha mẹ dễ bị thiệt nếu xảy ra tranh chấp
Như đã phân tích ở trên nếu cha mẹ tặng nhưng chỉ tặng bằng lời nói không được đúng tên Sổ đỏ thì người con sống chung với cha mẹ không phải là người sử dụng đất, không có bất kỳ quyền gì đối với thửa đất mà mình đang ở, sản xuất kinh doanh.
Điều này tiềm ẩn những rủi ro nhất định mà người sống chung với cha mẹ dễ bị thiệt nếu xảy ra tranh chấp, cụ thể:
Khi cha, mẹ chết hoặc cả hai người chết thì phần đất mà người con sống chung với cha mẹ đang ở được xác định là di sản thừa kế. Nếu những người thừa kế khác từ chối nhận di sản thì quyền của người sống chung với cha mẹ được bảo đảm tối đa.
Tuy nhiên, nếu người thừa kế khác vẫn yêu cầu chia di sản thì quyền của người sống chung với cha mẹ sẽ không được đảm bảo.
Trên thực tế đã có không ít trường hợp này xảy ra, người thừa kế yêu cầu chia di sản dù trước đây khi ra ở riêng hoặc đi lấy chồng đã được cha mẹ tặng cho một phần đất.
Người có quyền yêu cầu chia thừa kế trong trường hợp này là người thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo pháp luật.
Trên thực tế đa số là người thừa kế theo pháp luật chính là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đó là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Ngay cả khi người con ra ở riêng, con gái đi lấy chồng (con của người chết) từ chối nhận di sản thì vẫn có thể xảy ra thêm trường hợp là người thừa kế thế vị yêu cầu chia di sản (người thừa kế thế vị là người con của người ra ở riêng, con của người con gái đi lấy chồng nếu những người này chết trước hoặc chết cùng thời điểm mới người để lại di sản - theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015).
Nếu những người thừa kế không từ chối nhận di sản thì chắc chắn nhà đất trong trường hợp này sẽ phải chia theo quy định. Khi đó, người con sống chung với cha mẹ là người bị thiệt, dù việc chia thừa kế đúng quy định.
Phương án sang tên Sổ đỏ an toàn, khó xảy ra tranh chấp
Để tránh xảy ra tranh chấp, bảo đảm quyền lợi cho người con sống chung thì cha mẹ nên sử dụng một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Tặng cho quyền sử dụng đất cho người con sống chung với mình theo đúng quy định.
Nghĩa là cha mẹ sẽ tặng cho đất người con ra ở riêng hoặc tặng con gái đi lấy chồng thì thực hiện thủ tục tặng cho phần đất còn lại hoặc tặng cho một phần quyền sử dụng đất cho người con sống chung với mình để bảo đảm tính công bằng.
Theo đánh giá, phương án này có ưu điểm là đảm bảo tính công bằng giữa những người con, bảo đảm quyền lợi của người con sống chung với cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ chết.
Tuy nhiên phương án này cũng tồn tại nhược điểm là nếu tặng cho toàn bộ nhà đất cho con thì trong không ít trường hợp con cái không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình như không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí đuổi cha mẹ ra khỏi nhà. Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp này đã xảy ra.
Phương án 2: Lập di chúc để lại phần đất của mình cho người con sống chung với mình.
Đây là phương án được nhiều cha mẹ lựa chọn hiện nay. Nếu cha, mẹ lập di chúc để lại phần đất còn lại cho người con sống chung sẽ bảo vệ quyền hưởng di sản của người con sống chung với mình mà không bị các đồng thừa kế khác yêu cầu chia.
Tóm lại, để bảo đảm quyền được chia, hưởng phần nhà đất còn lại sau khi chia nhà đất cho người con ra ở riêng, cho con gái đi lấy chồng thì cha mẹ nên tặng cho hoặc lập di chúc cho người con sống chung với mình. Việc tặng cho hoặc lập di chúc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm có hiệu lực pháp lý, không nên tặng cho bằng lời nói vì “có cũng như không”.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Dùng sổ đỏ tên người khác vay tiền ngân hàng được không ?
-
Những trường hợp sổ hồng, sổ đỏ đã cấp sẽ bị thu hồi
-
Những trường hợp được miễn thuế sử dụng đất khi làm sổ đỏ
-
4 trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu hóa, không còn hiệu lực, cần biết để tránh bị lừa
-
Các chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/ 9: Thêm nhiều quyền lợi cho người tham gia BHXH