Cha mẹ lùn nhưng con vẫn cao chỉ nhờ những tuyệt chiêu đơn giản này

( PHUNUTODAY ) - Sự phát triển chiều cao được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng khi nuôi con. Phát triển chiều cao vượt trội góp phần giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác. Để giúp trẻ cao lớn hơn, cha mẹ nên tham khảo những tuyệt chiêu sau đây.

 Giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất của trẻ

Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều mà chia thành từng giai đoạn.

Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm.

Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.

Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 –

10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.

Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy chiều cao cho con.

Các tuyệt chiêu giúp trẻ tăng trưởng chiều cao

Tạo dáng đứng thẳng ngay từ nhỏ

Mẹ Nhật luôn quan tâm tư thế ngồi, đi, nằm trong mỗi hoạt động của con như: Học tập, vui chơi, đi lại, ăn uống. Hình ảnh trẻ ngồi xổm hay ngồi chân chữ W luôn được mẹ Nhật để ý và rèn cho con, bằng cách cho con ngồi ghế có thanh dựa lưng, vừa giữ cột sống thắng lại đem tới sự thoải mái cho con. Nếu không rèn cho con từ nhỏ sẽ không có lợi cho sự phát triển của xương và chiều cao sau này.

Đi ngủ sớm trước 10h tối

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với tăng trưởng chiều cao của trẻ. Trẻ ngủ sớm sẽ tốt cho trí não và chiều cao. Mẹ Nhật tạo thói quen cho con đi ngủ trước 10h tối và thức dậy vào 7h sáng hôm sau - đây được coi là thời điểm vàng để lượng hormone sinh trưởng đạt đến mức cao nhất, rất tốt cho trí não và chiều cao. Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến cha mẹ Việt có thói quen thức khuya dẫn tới ảnh hưởng tới việc ngủ của con, muốn con mau cao lớn, khỏe mạnh bố mẹ cần là người gương mẫu tạo ra thói quen ngủ tốt cho con.

Tăng cường vận động thể dục, thể thao

Thể thao không phải là chìa khoá chính giúp cải thiện chiều cao, nhưng góp phần giữ gìn sức khoẻ, tăng cường thể lực, tăng hệ miễn dịch ở trẻ, góp phần thúc đẩy khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở cơ thể, đặc biệt là khoáng chất và canxi. Trẻ em Nhật Bản từ nhỏ đã tham gia các lớp bơi lội, lớn hơn thì bố mẹ cho chơi các môn thể thao khác như: Đạp xe, chạy bộ, leo núi. Điều này giúp hình thành thói quen yêu thích vẫn động từ nhỏ. Hơn nữa, độ tuổi từ 3 tuổi trở lên là lúc xương của trẻ tăng trưởng rất nhanh, là cơ hội để bé cải thiện chiều cao.

Trên đây là một trong những bí quyết mà ngay từ nhỏ các em bé Nhật Bản đã được bố mẹ chăm sóc để cải thiện thể chất và trí não. Có thể thấy rằng bên cạnh chế độ ăn bổ sung nhiều chất omega 3, hàm lượng sắt, canxi, i-ốt, giàu có từ cá, đậu nành, rau thì việc uống sữa hàng ngày đã giúp mang tới một “phép lạ về sự phát triển thể chất của trẻ em Nhật” trong nhiều năm trở lại đây.

Không mặc đồ quá chật

Nếu mẹ cho trẻ mặc quần áo quá chật có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Đặc biệt là ở vị trí mắt cá chân, nếu bé đi tất chật thường xuyên sẽ khiến xương chân khó phát triển.

Cố gắng hạn chế con ngồi xổm

Khi trẻ em quen ngồi xổm lâu dài, đôi chân trong trạng thái uốn cong lâu dần có thể dẫn đến việc lưu thông máu kém, xương chân cũng có thể bị uốn cong ra phía ngoài. Vì vậy mẹ cố gắng tránh để con phải ngồi xổm quá lâu, đồng thời tạo thói quen tìm ghế để ngồi cho bé.

Khi chọn ghế, mẹ cũng nên lưu ý bé nên chọn ghế có lưng tựa, cho phép cột sống được thẳng, dễ tăng chiều cao.

Mỗi ngày hoạt động ngoài trời ít nhất 1 tiếng

Hoạt động ngoài trời không chỉ tăng cường thể lực, chúng cũng có thể giúp trẻ cao hơn. Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ có thể để bé thoải mái vận động, bò, lẫy, đi… Đừng bó buộc, bắt bé nằm im thụ động.

Ở trẻ em trong độ tuổi đi học nếu tập về cầu lông, bơi lội sẽ rất thích hợp cho bé. Trẻ lớn hơn có thể học bóng rổ, nhảy cao. Miễn dưới 18 tuổi đừng cho con tập tạ là được.

Nạp đủ lượng protein

Hàm lượng protein mỗi ngày mà con cần khi ở độ tuổi 10-13 là 70g, và trong khoảng 13-18 là 80g. Để đảm bảo đủ protein, mẹ nên cho con uống mỗi ngày một ly sữa tươi.Ngoài ra cho con ăn đa dạng các loại thức ăn và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp con cao lớn như mong đợi.

Đo chiều cao 2 tháng một lần

Tốc độ tăng chiều cao của trẻ tuy không nhanh nhưng vẫn cần thường xuyên theo dõi. Để nhận ra sự khác biệt, mẹ nên lưu ý đo chiều cao bé khoảng 2 tháng một lần.

Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều cao hàng năm của trẻ em dưới 4cm, và nếu con số thấp hơn khá nhiều so với các bạn cùng tuổi thì mẹ nên cho bé đi khám, kiểm tra khung xương, và làm thử nghiệm hormone để tìm lý do thực sự vì sao trẻ không cao lên.

Bổ sung canxi cho trẻ

Canxi là thành phần quan trọng nhất của xương bởi 99% lượng Canxi của cơ thể nằm trong xương và răng. Canxi là khoáng chất chính để tạo xương nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần được cung cấp từ dinh dưỡng. Cung cấp Canxi hàng ngày để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quá trình tổng hợp tế bào xương là điều rất cần thiết ở mọi lứa tuổi. Canxi không chỉ quan trọng với xương, răng mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch.

Không tin những thực phẩm bổ sung “hoang đường”

Trên thị trường này nay có rất nhiều thực phẩm bổ sung quảng cáo giúp trẻ tăng chiều cao, kéo dài xương trong thời gian thần tốc được bán với giá cắt cổ. Điều này không cần thiết.

Trong thực tế, nếu tuổi xương của trẻ đã chín muồi, dù có uống bao nhiêu thuốc cũng khó có tác dụng. Nếu vẫn còn trong tuổi dậy thì, lạm dụng các loại thuốc có thể dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm, nhanh cao lúc bé nhưng sau này cũng ngưng đột ngột.

Tác giả:

Tin nên đọc