Mọi người cần nhớ rằng: “Đôi tay của cha mẹ là để ôm lấy con, chứ không phải dùng để tránh con”. Thật ra thì càng đánh, trẻ sẽ càng không vâng lời.
Để dạy dỗ và giúp con nên người, việc đánh đập, chửi mắng không những không giúp ích mà điều này còn phản tác dụng khiến đứa trẻ sẽ lì đòn, cứng đầu và có khả năng vi phạm lỗi nặng hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể thỉnh thoáng đánh con (tuyệt đối không lạm dụng) để dạy con. Một khi lạm dụng đòn roi, con sẽ dạn đòn. Và phải ghi nhớ rằng đánh con luôn luôn đi kèm với việc phân tích lỗi lầm, đưa ra những lời khuyên tốt cho con.
Hãy dạy con, khuyên con: "Tại sao việc đó nên chấm dứt, tuyệt đối không làm và điều gì là nên cho con".
Hơn nữa, trẻ em có những giai đoạn phát triển nhất định. Mỗi độ tuổi nhận thức của trẻ lại thay đổi. Bởi thế dù có tức giận đến mấy thì bố mẹ tuyệt đối không nên đánh con ở 3 độ tuổi này, nếu không muốn hối hận cả đời.
1. Không được đánh trẻ dưới 3 tuổi
Giai đoạn này, hoạt động của trẻ là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý, chủ yếu là những phản xạ có điều kiện từ việc ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ, đây là những hoạt động vô thức. Nếu bạn đánh trẻ sẽ khiến chúng có những tư tưởng tâm lý lệch lạc, sẽ biến trẻ trở nên nhút nhát hơn, trẻ dễ sợ hãi, lo lắng, hình thành tâm lý chống đối, không tin tưởng cha mẹ, cuối cùng sẽ thành bệnh tâm lý như lầm lỳ, tự kỷ, thể chất cũng vì thế mà ảnh hưởng.
Lời khuyên cho bố mẹ: Đối với những trẻ quấy khóc vô cớ, cha mẹ không nên phản ứng thái quá, đánh chửi con, mà hãy để trẻ biết rằng khóc quấy là không có tác dụng. Đồng thời cha mẹ có thể dùng biểu cảm “tức giận” để dừng việc trẻ khóc quấy vô cớ, trẻ sẽ tự động dừng lại khi nhìn thấy vẻ mặt của bạn, chứ không cần phải dùng đến bạo lực.
2. Không được đánh trẻ sau 6 tuổi
Sau 6 tuổi, trẻ đã hiểu lý lẽ rồi, lòng tự tôn của trẻ cũng ngày càng mạnh, trẻ sẽ nhìn thấy và ghi nhớ trong lòng việc cha mẹ đánh mắng mình.
Các giáo sư tâm lý của Đại học Harvard từng tiến hành kiểm tra tâm lý của trẻ em và họ phát hiện ra rằng khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ 1 tuổi là 96%, tỉ lệ này sẽ đảo ngược vào năm trẻ 7 tuổi, khi 10 tuổi, hai khả năng này của trẻ chỉ còn 4% so với ban đầu, đây là bởi vì trong quá trình lớn lên, trẻ sẽ gặp phải trung bình khoảng 20.000 lần “tổn thương”, trong đó những tổn thương nghiêm trọng nhất đến từ cha mẹ. Vì vậy, việc cha mẹ đánh mắng con sẽ khiến trẻ luôn lo lắng, sợ hãi, thiếu tính học hỏi và khả năng tưởng tượng.
Lời khuyên cho bố mẹ: Giai đoạn này, cha mẹ phải dùng phương pháp giảng giải đạo lý để giáo dục con, lắng nghe tâm tư của con, làm bạn với con, hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ có thể hiểu và lý giải, từ đó thay đổi những thói quen xấu của con.
Tuyệt đối không nên dạy con khi bạn đang tức giận. Bởi lúc đó ngay bản thân chúng ta còn không được tỉnh táo thì làm sao chỉ bảo đúng đắn cho con trẻ.
3. Không được đánh trẻ trong độ tuổi dậy thì
Độ tuổi này, trẻ có tâm lý "nổi loạn" mạnh mẽ. Chúng vừa từ chối lại vừa khao khát sự giúp đỡ, nếu cha mẹ đánh mắng, trẻ sẽ càng đối kháng, nóng giận, dễ cáu kỉnh, không vâng lời là bởi do tác dụng của hoocmon trong cơ thể của trẻ thay đổi.
Lời khuyên cho bố mẹ: Vào thời kỳ này, cha mẹ cần phải điều chỉnh tâm trạng, đừng can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con, hãy xây dựng cách trò chuyện bình đẳng, tôn trọng với trẻ, như vậy mới có thể trò chuyện và hiểu trẻ một cách hiệu quả được.
Có thể nói, giáo dục con trẻ không phải việc sớm chiều, cũng không phải là việc của một người. Bố mẹ cần hợp tác, chung tay, kiên trì và giáo dục đúng đắn. Cách để trẻ lớn lên nhất đó chính là thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, sự yêu thương gia đình cũng chính là cách tạo nên con trẻ thành công trong tương lai.
Tác giả: Nguyễn Thị Hương