Theo thông tin bạn đầu từ gia đình nạn nhân thì trước đó chàng trai này có dấu hiệu mắc bệnh động kinh và được gia đình đưa đi điều trị nhưng không hiệu quả. Ban đầu, chàng trai liên tục bị những cơn đau đầu và co giật không rõ nguyên nhân. Tại bệnh viện tỉnh Triết Giang sau khi tham khảo chi tiết về lịch sử y tế, giáo sư Sheng Jifang phát hiện cha của chàng trai trẻ là một thợ săn nổi tiếng ở huyện Trường Sơn, Chương Châu. Người đàn cha của chàng trai này thường xuyên bắt rắn quanh năm và thường chế biến thành các món ăn cho con trai.
Trong con rắn người ta thường rất thích túi mất bởi túi mật rắn là một dược liệu quý giá có giá trị dinh dưỡng cao. Sau khi cha bắt rắn về chàng trai thường có thói quen ăn mật rắn hoặc uống với rượu trắng. Bởi nhiều người nói rằng mật rắn có thể làm giải nhiệt, giải độc, cải thiện thị lực, giảm ho và đờm. Chàng trai trẻ này đã được cha cho ăn mật rắn cùng nhiều món khác liên quan tới rắn suốt 5 năm kể từ anh lên 7 tuổi.
Sau khi nghe lắp nối lại các tình tiết vị giáo sư Sheng Jifang đã hình thành một chẩn đoán sơ bộ trong tâm trí của ông, rất có thể bệnh nhân đã nhiễm ký sinh trùng. Sau quá trình khám nghiệm kết quả kiểm tra cuối cùng đã xác nhận đúng như nghi ngờ của giáo sư Sheng Jifang, nam thanh niên đã nhiễm sán nhái vào tới não và chúng đang dần "ăn" não bộ của anh. Do thói quen bắt nguồn từ thói quen ăn mật rắn.
Đặc điểm ấu trùng sán nhái gây bệnh
Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở các nước châu Á và một số nước ở châu Âu nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn từ các nước khác đến. Sán nhái thường gây bệnh cho con người ở giai đoạn ấu trùng khiến cho con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Để phòng bệnh, mọi người cân phải tự bảo vệ mình bằng cách ăn chín uống sôi, không nên ăn thịt những vận loại động vật như thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa được nấu kỹ. Bên cạnh đó, cần sử dụng nguồn nước sạch và bảo vệ cơ thể sạch sẽ hàng ngày.
Tác giả: