Cách dạy dỗ con trai không được nói dối đầy sáng tạo của ông bố trẻ
Các bé yêu của chúng ta còn quá non nớt, chưa biết suy nghĩ, chưa nhận thức được vấn đề và vì nhiều nguyên do khác nhau nên đôi khi các bé hay nói dối, thậm chí biến nó thành một thói quen xấu lúc nào không hay. Nếu bố mẹ không có phương pháp chỉ bảo cho các bé ngay từ đầu thì thói quen nói dối sẽ khiến các bé phát triển lệch lạc, phạm phải nhiều sai lầm khi trưởng thành đấy.
Vậy tại sao trẻ lại hay nói dối?
Chúng ta cần biết rằng khi trẻ lên 2 tuổi. Bộ não đã bắt đầu biết tưởng tượng và hình thành nhân cách. Trẻ biết phân biệt đúng, sai. Biết sợ cha mẹ. Vì vậy, khi biết tưởng tượng, trẻ sẽ tự biết nói dối để tránh sự trừng phạt của cha mẹ hoặc để đạt được 1 mục đích hay mong muốn nào đó.
Đôi khi trẻ nói dối cũng để thu hút sự chú ý của mọi người. Nói dối vì sợ làm cha mẹ thất vọng về những việc làm sai trái của trẻ. Cũng có thể do trẻ bắt chước người lớn…
Trẻ nói dối cũng tùy vào từng gia đoạn ở các mốc độ tuổi khác nhau. Các mốc thường là: 2-5 tuổi, 5-8 tuổi, 9-11 tuổi và nói dối ở tuổi dạy thì. Nhìn chung, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những mức độ nói dối khác nhau. Do đó, tốt nhất các bậc phụ huynh nên nhận biết được những biểu hiện khi trẻ biết nói dối ở giai đoạn đầu tiên (2-5 tuổi) để có phương pháp dạy con cho hiệu quả
Các cách dạy con không nói dối
– Không được gay gắt hoặc đánh mắng khi phát hiện trẻ nói dối. Có thể có hình phạt nhẹ nhàng
– Phải tìm được nguyên nhân khiến trẻ nói dối
– Giải thích cho trẻ hiểu nói dối là không tốt và không được lặ lại
– Không nhắc lại những lỗi nói dối của bé khi mọi chuyện đã được giải quyết
– Làm gương cho trẻ. Muốn trẻ không nói dối. Trước hết, chúng ta không được nói dối
Tác giả: