Dưới đây là 7 điều mà mỗi người nên cho đi để thấy mình sống trên đời có ý nghĩa và nhận được những phúc báo tốt đẹp:
1. Cho tiếng vỗ tay
Có những người cả đời chưa từng vỗ một tiếng tay để động viên khích lệ người khác. Đã là con người thì ai cũng cần những sự khích lệ động viên của người khác, vậy nên động viên khích lệ người khác cũng là trách nhiệm của mỗi người.
Người không hiểu giá trị của sự khích lệ sẽ trở thành người nhỏ mọn, bởi có lúc một lời khích lệ còn hơn cả ngàn vàng. Người có hàm dưỡng là người luôn biết khích lệ người khác đúng lúc đúng nơi.
2. Cho tín nhiệm
Người đa nghi thì không thể có bạn chân thành. Người mà được người khác tín nhiệm, thì đó chính là một loại hạnh phúc. Một người có được sự tín nhiệm nhiều bao nhiêu thì cũng có được nhiều cơ hội thành công bấy nhiêu.
3. Cho khiêm nhường
Có câu: “Nước ở càng sâu càng chảy chậm, người càng trí huệ càng tĩnh tâm”. Vậy nên cho người khác sự khiêm nhường chính là phẩm chất cao quý của người có hàm dưỡng. Nước chịu ẩn mình chỗ thấp mới thành biển cả, đất chịu dưới chân vạn vật mới trở thành đại địa bao la.
4. Cho đi khẩu đức
Cổ ngữ có câu: “Trăm cái phúc, nghìn cái họa cũng bắt đầu từ cái miệng mà ra”, đắc tội với người cũng là từ cái miệng, được người kính trọng cũng là từ cái miệng. Vậy nên người có hàm dưỡng luôn biết cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không.
Đôi khi chúng ta muốn nói nhiều là muốn thể hiện bản thân, muốn được người khác tôn trọng, chú ý. Tuy nhiên biết im lặng lại là cảnh giới cao nhất khiến người khác tôn kính. Chúng ta có 3 năm để học nói nhưng lại phải dùng cả đời để học cách im lặng cũng là vì đó.
5. Cho sự thành tín
Người không có chữ tín thì chẳng thể lập thân, bạn bè xa lánh, người thân chẳng màng. Vậy nên thành tín chính là cái gốc để làm người; giữ đúng lời hứa, thành tín khi phát ngôn, đó chính là con đường ngắn nhất đến với thành công. Người thất tín thì trăm sự bất thành, nghìn người xa lánh, bạn bè chẳng ưa.
6. Cho đi lễ tiết
Làm người thì giữ được lễ thì thủ được đạo, biết kính trên nhường dưới ắt sẽ được người người mến yêu. Người mà biết giữ lễ trong việc đối nhân xử thế, ắt là người có hàm dưỡng. Năm xưa Khổng Tử cũng từng truyền dạy thế nhân dùng lễ nhạc trị quốc ấy, âu cũng là ý tứ này.
7. Cho sự lý giải, thấu hiểu
Sống ở đời thì ai cũng mong mình được người khác lý giải, thấu hiểu và chấp thuận. Lý giải, thấu hiểu chính là cho người khác sự tự tôn, là biết đặt mình vào vị trí của người khác. Người có hàm dưỡng khi đối nhân xử thế thì trước tiên liễu giải đối phương, sau mới liễu giải sự việc. Khi hai người đã có thể hiểu nhau thì mọi việc cũng sẽ tất thông, tất thuận.
Tác giả: Dương Ngọc
-
“Đời này gặp ai, kết hôn với ai đều là do số phận sắp đặt”. Bạn tin không? Đâu là lý giải hợp lý!?
-
Đời người có 10 điều cần “buông xuống”, buông càng sớm thành công càng nhanh
-
“Nghèo không làm 3 việc, giàu không làm 4 việc” - Những việc này là việc gì?
-
Đừng nản chí khi 'Sa cơ lỡ bước, trời sinh ta ắt có chỗ dùng'.
-
Ghi nhớ 3 điều này, mọi chông gai đường đời đều biến thành nhỏ bé