1. Ảnh hưởng thị lực
Các chuyên gia đã khuyến cáo với những bậc phụ huynh có con nhỏ, không nên cho bé ngồi trước màn hình TV quá 1 tiếng/ngày. Bên cạnh đó, phải chú ý khoảng cách tầm nhìn giữa trẻ và TV. Nếu chiều theo ý thích và cho trẻ xem TV liên tục, quá thường xuyên thì hậu quả đầu tiên trẻ có thể phải gánh chịu đó chính là việc ảnh hưởng thị lực.
Bức xạ từ TV sẽ trở thành “kẻ thù” của đôi mắt trẻ nhỏ, chúng làm gia tăng số lượng trẻ em bị cận thị, suy giảm tầm nhìn mắt và đeo kính nhiều hơn hẳn so với trước kia. Vì thế, nếu không muốn con bị ảnh hưởng mắt nghiêm trọng ngay từ khi còn nhỏ, mẹ bắt buộc phải hạn chế thời gian cho con ngồi trước TV. Khi cho con xem TV, hãy chú ý bắt buộc con ngồi ở khoảng cách phù hợp để bé vẫn giữ được đôi mắt khỏe đẹp.
2. Thiếu sáng tạo
Nhiều người cho rằng, xem TV là một trong những cách giúp trẻ mở mang kiến thức vì hiện nay, các chương trình chiếu trên TV rất đa dạng và phong phú, chúng bao gồm cả những chương trình về kiến thức đời sống lẫn học tập sách vở.
Hơn nữa, màn hình TV không khô khan như những trang sách, chúng có nhiều hình ảnh đầy màu sắc cùng âm thanh sống động sẽ tác động trực quan đến trí óc khiến bé mở mang tầm nhìn dễ dàng hơn. Điều này không sai nhưng cũng chưa hẳn là đúng, theo các chuyên gia tâm lý, chính ưu điểm hình ảnh và âm thanh đa dạng của TV lại dễ khiến trẻ bị “thui chột” khả năng sáng tạo.
Nói cách khác, tất cả mọi thứ đều dễ dàng xuất hiện trên màn hình TV khiến trẻ dễ bị lệ thuộc vào tầm nhìn của thế giới thu nhỏ này và không còn muốn tự mình suy nghĩ độc lập nữa, trí tưởng tượng không được phát huy là nguyên nhân làm cho suy nghĩ trẻ luôn bị rập khuôn. Nếu đọc một quyển sách chữ, trẻ có thể tự tưởng tượng ra hình ảnh thì TV đã “phơi bày” tất cả khiến trí não của trẻ không còn nhận được sự kích thích óc tưởng tượng nữa.
3. Có xu hướng sống khép kín hơn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trẻ xem TV quá thường xuyên có nguy cơ lớn bị “lười” giao tiếp, hình thành xu hướng khép kín với mọi người xung quanh. Chúng sẽ chỉ yêu thích và đắm chìm trong thế giới của TV với những hình ảnh quen thuộc. Khi xem TV, chúng được thỏa mãn về việc nghe, nhìn mà không cần phải đáp trả lại nên dễ dàng hình thành xu hướng không thích giao tiếp.
4. Thụ động hơn
Đây cũng là một hậu quả nghiêm trọng cha mẹ cần xem xét khi cho con xem TV quá nhiều. Tương tự như việc muốn sống khép kín, ngại giao tiếp, trẻ cũng sẽ dễ ù lì, thụ động hơn. Con chỉ muốn tận hưởng niềm vui khi ngồi yên một chỗ và cảm thấy vô cùng lười biếng nếu phải vận động cơ thể. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài, dần dần bé sẽ không còn cảm thấy thích thú với việc ra ngoài chơi mà chỉ muốn nằm lì ở nhà với chiếc TV.
5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo nhiều kết quả nghiên cứu thì việc trẻ em xem tivi nhiều có khả năng mắc bệnh tim mạch cao hơn 18% cho mỗi tiếng mà trẻ ngồi trước màn hình so với những đứa trẻ khác. Tác hại của việc dành quá nhiều thời gian để xem ti vi được đánh giá là tương đương với những nguy cơ do lối sống thụ động, ít vận động gây ra.
6. Làm chậm sự phát triển của hệ thần kinh
Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng xem ti vi không có lợi cho trẻ em dưới hai tuổi. Trẻ nhỏ cần phải được học hỏi nhiều hơn thông qua việc tương tác với mọi người xung quanh thay vì chỉ dán mắt vào màn hình tivi. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới hai tuổi không nên xem tivi quá 2 tiếng mỗi ngày.
7. Dễ mắc bệnh béo phì
Cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể bị béo phì nếu dành nhiều thời gian để xem tivi. Ngồi hàng giờ liền trước màn hình tivi sẽ làm chậm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo được dự trữ nhiều hơn thay vì bị đốt cháy.
Tác giả: