Chồng nhiễm siêu vi khuẩn không thuốc trị, vợ tìm thấy 'giải độc' ở nơi không ai ngờ đến nhất

( PHUNUTODAY ) - Người đàn ông được phát hiện có một bọc mủ lớn xung quanh tuyến tụy. Đó là loại siêu vi khuẩn có khả năng kháng mọi loại kháng sinh hiện có. Rất may, người vợ đã kịp thời tìm thấy thuốc ngay khiến ai nấy đầu bất ngờ...

Cuộc hành trình để giành lại cuộc sống cho chồng của Steffanie không chỉ thành công mà còn truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới chiến đấu chống lại những căn bệnh quái ác.

Nhiễm trùng "siêu vi khuẩn" không có thuốc chữa

Hai vợ chồng Tom Patterson, 68 tuổi và Steffanie Strathdee, 49 tuổi sống tại Mỹ đã kết hôn được 11 năm. Tom là một nhà tâm lý học và Steffanie là một nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm. Khi yêu nhau, họ thành lập một nhóm nghiên cứu ảnh hưởng của virus AIDS đối với những người dễ bị nhiễm ở Tijuana, Mexico.

Câu chuyện đau lòng của Steffanie và Tom bắt đầu từ tháng 11 năm 2015, trong một chuyến đi nghỉ ở Ai Cập. Chỉ hai ngày trước khi về nhà, Tom đột nhiên nôn mửa không ngừng. Lúc đó cả hai vợ chồng đều cho rằng đó là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhưng khi kiểm tra tại bệnh viện, Tom được chẩn đoán bị sốc vì nhiễm trùng.

Bác sĩ đã nhanh chóng lấy một mảnh sỏi mật ra khỏi ống mật của Tom và tìm thấy một bọc mủ lớn xung quanh tuyến tụy. Đó là "tác hại" của loại siêu vi khuẩn có tên Acinetobacter baumannii - một siêu khuẩn có khả năng kháng mọi loại kháng sinh trên hành tinh này.

Hơn một tuần sau đó, Tom được vận chuyển bằng máy bay riêng đến Bệnh viện tại San Diego, Mỹ. Nhưng dù các bác sĩ đã cố gắng đến đâu, các triệu chứng của anh vẫn không được cải thiện, vi khuẩn ăn mòn cơ thể Tom từng chút một.

Từng là một người đàn ông vạm vỡ, cao gần 2m, giờ đây ông gày gò, ốm yếu nằm trên giường, mê sảng, huyết áp liên tục giảm xuống. Các nhân viên y tế đã gây mê và đặt nội khí quản để đảm bảo ông có được oxy cần thiết.

“Anh ấy đi đến cái chết từng bước mỗi ngày”, Steffanie nhớ lại, "Tom đang trên bờ vực của cái chết. Anh đã trải qua 7 giai đoạn sốc nhiễm trùng và có thể tắt thở bất cứ lúc nào".

“Nếu anh muốn tiếp tục, xin hãy nắm lấy tay em, em sẽ làm tất cả những gì có thể để cứu sống anh”, Steffanie thì thầm vào tai người chồng đang hôn mê trên giường bệnh. Steffanie thậm chí không chắc chồng mình có nghe được lời cô nói hay không. Tuy nhiên, sau một phút, cô cảm thấy tay mình bị giữ chặt.

Điều trị kháng sinh trước khi xuất hiện kháng sinh

Sau khi nhận được tín hiệu từ chồng, Steffanie bắt đầu điên cuồng tìm kiếm các tài liệu khoa học cho các cách để tiêu diệt Acinetobacter baumannii. Trong một đêm muộn vào tháng 2 năm 2016, cô đã tìm thấy một đánh giá trực tuyến về việc điều trị liệu pháp thay thế "siêu vi khuẩn". Một trong những phương pháp điều trị thu hút sự chú ý của cô, tên của nó là liệu pháp phage.

Phage là một trong những loại virus lâu đời nhất sống trên Trái đất. Chúng là một loại virus đặc biệt giết chết vi khuẩn. Mặc dù liệu pháp phage xuất hiện vào những năm 1920 nhưng đã dần bị lãng quên. Rất ít bác sĩ đã sử dụng nó ngay cả trong thực nghiệm và hầu hết dân thường chưa bao giờ nghe nói về nó.

Tuy nhiên, đối với Steffanie, liệu pháp phage đại diện cho hy vọng duy nhất là cứu chồng mình. Các bác sĩ tại Bệnh viện Thornton nhanh chóng đồng ý với yêu cầu của cô, vì tại thời điểm này, nhiều bộ phận cơ thể của Tom đã bắt đầu có dấu hiệu chết.

 Liệu pháp cứu sinh được tìm thấy trong phân

Với lời kêu gọi của Steffanie, phòng thí nghiệm y tế hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu về liệu pháp phage vì nhiều binh sĩ cũng bị nhiễm Acinetobacter baumannii. Vì phage sống ở hầu hết các vi khuẩn, Steffanie và các nhà khoa học đã tìm chúng ở trong các nhà máy xử lý nước thải địa phương.

Thường mất vài tháng hoặc thậm chí một năm để tìm ra một phage phù hợp, nhưng với những nỗ lực của các nhà nghiên cứu, chỉ mất ba tuần để gửi ba mẫu phage thích hợp để Steffanie cứu chồng.

Đây là lần đầu tiên phage sẽ chảy trực tiếp vào hệ thống lưu thông máu của cơ thể qua tĩnh mạch. Phage ăn vi khuẩn, do đó cần một lượng lớn vi khuẩn và nếu phage không được tinh chế, endotoxin có trong vi khuẩn có trong đó có thể gây sốc nhiễm trùng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể

Ngoài những hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền và một số chứng suy giảm miễn dịch mắc phải đặc hiệu như AIDS, mỗi chúng ta có thể mắc phải các chứng suy giảm miễn dịch thứ phát ở các mức độ khác nhau do nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài gây ra.

Tuổi cao, căng thẳng, trầm cảm, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và cân bằng, ít luyện tập và tiếp xúc với thiên nhiên, mắc các bệnh mạn tính như bệnh gan, bệnh đái tháo đường, sử dụng thuốc (kháng sinh, khám nấm, kháng siêu vi trùng, thuốc chống viêm, corticosteroids, thuốc kháng miễn dịch, thuốc diều trị ung thư...), bị nhiễm các độc tố như các hóa chất hoặc các chất độc có nguồn gốc sinh vật là những yếu tố có thể gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Tác giả:

Tin nên đọc