Hãy cùng đọc câu chuyện dưới dây:
Dưới chân núi Thiên Sơn có một ngôi làng nhỏ, trong làng có một con ngựa mẹ khỏe mạnh xinh đẹp, con ngựa đực đã mất từ lâu. Người trong làng muốn tìm một con ngựa đực khác để lai giống tiếp, nhưng đều không thành công. Mọi người cuối cùng nghĩ đến một con ngựa con rất là cao lớn khỏe mạnh mà con ngựa mẹ sinh ra. Nhưng trong tâm người dân du mục đều hiểu rõ, loài trâu bò vốn cự tuyệt giao phối họ hàng gần. Làm sao đây?
Thế là, những mục dân liền lấy tấm vải đen bịt chặt hai mắt của hai con ngựa lại, sau đó đưa ngựa con đến trước mặt ngựa mẹ. Kết quả đã được như ý muốn, hai con ngựa đã giao phối thành công.
Những mục dân chột dạ, ra xa hơn 100 mét mới cởi bỏ tấm khăn bịt mắt của hai con ngựa ra. Lúc này, ngựa con quay đầu nhìn một cái, nhận ra là ngựa mẹ; ngựa mẹ cũng nhận ra đứa con của mình. Bất thình lình, một chuyện không ngờ đến đã xảy ra:
Chỉ nghe ngựa con ngửa mặt lên trời hí to một tiếng, ngựa ta gắng sức lồng lộn giật đứt dây cương, chạy bạt mạng về phía vách núi ở đằng xa ….
Những mục dân còn chưa kịp phản ứng gì, ngựa con đã tung mình lên trên không, lao xuống vách núi.
Mọi người hốt hoảng vội vàng ngoảnh đầu lại nhìn ngựa mẹ, ngựa mẹ cũng kêu thảm một tiếng, chạy thục mạng về phía ngược lại, khi đến gần vách núi sâu vạn trượng, ngựa mẹ cũng tung mình lao xuống vực thẳm giống y như vậy!
Đây là một cảnh tượng mà người bạn nhà thơ ở vùng Tân Cương của tôi tận mắt chứng kiến, trong lúc kể lại chuyện này, vành mắt anh đỏ hoe, âm thanh nghẹn ngào.
Mọi người thường nói loài ngựa trâu trí óc không được thông minh, nhưng loài ngựa trâu vẫn biết xấu hổ là gì; mọi người thường nói loài chim cánh cụt ngu xuẩn vụng về, nhưng loài chim cánh cụt lại một lòng chung thủy với tình yêu.
Điều này đối với con người chúng ta, nhất là người hiện nay vốn tự cho là bản thân mình là sinh mệnh cao cấp mà nói, thật đúng là sự chế nhạo lớn biết chừng nào.
Trong xã hội hiện nay, khi ôm bồ nhí trở thành niềm kiêu hãnh, khi tình một đêm trở thành mốt thời thượng, khi làn sóng ly hôn trở thành câu chuyện được mọi người hết lời ca tụng, thì những giáo viên “cầm thú” đã trở thành hiện tượng tràn lan…..
Câu chuyện trên chứng minh rằng, không chỉ có con người mà động vật cũng tìm đến tự sát, câu "nhân sao vật vậy" là vì thế. Vậy động vật về thực chất có tự sát không?.
Năm 1845, một câu chuyện lạ tràn ngập mặt báo London, Anh. Chú chó màu đen được mô tả là đáng yêu và khỏe mạnh nhiều lần ném mình xuống sông "tự tử". Bốn chân nó cứng đờ, hoàn toàn trái ngược phản ứng khi ở dưới nước của loài chó. Kỳ lạ hơn, sau khi được đưa lên bờ, con chó lại lao xuống sông và cố gắng dìm mình dưới nước.
Động vật có thể đối diện những vấn đề sức khỏe tâm thần tương tự con người, điển hình là căng thẳng, nhân tố góp phần dẫn tới tự sát ở người. Những hành vi từng được cho là chỉ có ở người cũng được quan sát ở một số động vật. Song, động vật tự tử có chủ đích hay không là câu hỏi gây nhiều tranh cãi.
Theo BBC, đây không phải là câu hỏi mới. Hơn 2.000 năm trước, nhà triết học Aristotle kể về con ngựa đực nhảy xuống vực sâu, sau khi vô tình giao phối với ngựa mẹ cũng chính là câu chuyện trên kia.
Thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, Claudius Aelian, một nhà nghiên cứu Hy Lạp đã viết hẳn cuốn sách bàn về hiện tượng này. Ông nêu ra 21 vụ động vật tự sát, trong đó có những con chó săn nhịn ăn đến chết khi người chủ qua đời hay đại bàng lao vào lửa hỏa thiêu chủ nhân, kết thúc sự sống.
Những vụ động vật tự tử cũng thu hút chú ý tại Anh giữa thế kỷ 19. Nhà tâm lý học William Lauder Lindsay cho rằng, "u sầu trầm cảm" có thể là nguyên nhân. Ông mô tả động vật "bị đẩy vào tình trạng hoảng loạn và điên cuồng theo nghĩa đen", trước khi có những hành vi tự hủy hoại, có thể kết thúc bằng cái chết.
Tuy nhiên, với kiến thức y học tiến bộ của thế kỷ 20, ý nghĩ tự tử mang tính "quả cảm" dần bị lu mờ. Thay vào đó, khoa học tập trung vào tác động của tự tử trên số lượng lớn cá thể.
Tự sát, thường là hệ lụy của áp lực xã hội, trở thành một trong những chứng bệnh xã hội. Đàn chuột lemming nối đuôi nhau quăng mình xuống vực hay vụ mắc cạn hàng loạt của cá voi là các ví dụ điển hình. Song, Wilson không tìm câu trả lời rõ ràng rằng liệu động vật tự sát có chủ đích hay không. Công trình của ông chỉ tiết lộ sự thay đổi quan điểm về tự sát của con người phản ánh trong câu chuyện về động vật.
Antonia Preti, nhà tâm lý học đại học Cagliari, Italy, muốn tìm câu trả lời xác đáng. Xem xét khoảng 1.000 nghiên cứu công bố trong 40 năm, ông khẳng định không có vụ động vật tự tử có chủ ý nào trong tự nhiên và cho rằng những vụ việc trong sách của Aelian chỉ là "câu chuyện mang tính thuyết hình người".
Trở lại vụ tự sát tập thể của chuột lemming, các nhà nghiên cứu kết luận đây là hệ lụy không mong muốn khi số lượng chuột di cư quá đông tại cùng thời điểm.
Vật nuôi bỏ ăn sau khi chủ nhân qua đời có thể do đổ vỡ mối liên kết xã hội. Động vật không đưa ra quyết định chết có ý thức mà chỉ quá phụ thuộc vào sự chăm sóc của chủ nhân đến nỗi không chấp nhận thức ăn từ người nào khác.
"Suy nghĩ thú nuôi tự sát theo chủ nhân chỉ là cách diễn giải của con người", Preti nhận xét.
Ajit Varki, đại học California, Mỹ nhìn nhận, tự sát ở động vật có thể được lý giải bởi các nguyên nhân khác. Theo ông, động vật đau buồn, nhận ra cái chết và sợ xác chết nhưng không hiểu cái chết là "một sự thật hiển nhiên".
"Động vật có nỗi sợ về những tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới cái chết", Varki lý giải. Chúng xây dựng phản ứng từ bên trong với các nỗi sợ nhằm tồn tại, sống sót.
Con người là sinh vật duy nhất có khả năng hiểu và đối diện với cái chết của mình. Nói một cách chính xác, theo Varki, chúng ta là sinh vật lạc quan với khả năng tự nhận thức cực kỳ phức tạp.
"Tự sát là gì?", Varki đặt câu hỏi. "Tự sát là tự xui khiến bản thân tìm đến cái chết, nhưng làm thế nào để xui khiến nếu không nhận thức được mình có thể chết? Do đó, tự sát là hành vi chỉ có ở con người", chuyên gia này kết luận.
Tuy nhiên, xét về một khía cạnh nào đó, động vật cũng là những loài có ý thức, giống như cặp mẹ con ngựa trên kia, chúng đã để lại một sự chấn động lớn trong suy nghĩ của hàng vạn người trên thế giới khi đọc câu chuyện này. Liệu rằng động vật có thực sự đáng sợ như cách con người chúng ta thường đồn đoán về chúng.
Mọi người thường nói, sói là loài động vật tàn nhẫn nhất trên thế giới, đây đúng thật là một nỗi oan lớn trong giới tự nhiên. Bởi thật ra, sói chỉ vào những lúc bụng đói mới “há to miệng” với loài cừu, còn con người sau khi ăn no rồi mới đi giết người, khi đói càng là lạm sát vô cớ để thỏa mãn vị giác, thật đúng là cực kỳ tàn ác.
Nếu không tin thì hãy xem thử danh sách thực đơn của các món: óc khỉ chưng hấp, vay cá chua ngọt, tay gấu hương lạt, v.v…. thì sẽ biết ngay những món ăn nổi tiếng này đầy mùi máu tanh, đều là bằng chứng thép về sự tàn nhẫn tham lam của con người.
Thế còn con người vốn được xem là anh linh của vạn vật thì như thế nào đây? Thẩm Dương có một ông lão tên là Vương Nho Thần, sống cuộc sống thắt lưng buộc bụng suốt 13 năm trời, ông đã bỏ ra gần mấy vạn Nhân dân tệ quyên góp cho 40 sinh viên nghèo khó hoàn thành việc học. Nhưng có 10 sinh viên trong đó, chưa từng viết lá thư và cũng chưa từng đến thăm qua ông lão.
Cô con dâu của ông lão đau buồn nói: “Ông cụ không muốn điều gì khác, chỉ là muốn được nhìn mặt họ, muốn có được một chút thư từ của họ, dù chỉ là viết mấy chữ thôi cũng được“. Tuy nhiên, những sinh viên đại học này trước sau vẫn không có xuất hiện.
Mọi người thường mắng câu “mắt chó coi thường người khác”, nhưng loài chó đối với chủ nhân lại nhất mực trung thành, trông nhà coi cửa, nhẫn nhục chịu khó, rất là tận tâm với trách nhiệm của mình. Nhưng trong xã hội con người lại không thiếu những kẻ bán chủ cầu vinh, lấy oán báo ân, vì tiền mà không nhận người thân, cha con xem nhau như kẻ thù.
Mạnh Tử nói: “Người mà không hiểu lễ nghĩa liêm sỉ, thật không phải là người nữa“. Ông bà ta thường nói, bất kể là làm gì, trước tiên phải học làm người đã. Làm người vẫn còn cần phải học sao? Không sai, hết thảy mục tiêu sau cùng của giáo dục và học tập chính là học làm người. Không học biết được làm người, hễ không cẩn thận sẽ trở thành động vật, thậm chí còn không bằng cả cầm thú… con người nếu không có đạo đức, không phải cầm thú thì chính là ma quỷ.
Xem thêm>>
1. Đừng hỏi vì sao người ta giàu còn mình thì nghèo mạt kiếp nếu khư khư giữ thói quen này
2. Lời Phật Dạy: Nói lời CAY ĐỘC cả đời BẠC MỆNH, mất hết phúc báo
Tác giả: