Nghi thức cúng gia tiên
Khi cúng thì chủ gia đình phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc "đông bình tây quả”, rượu và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương (nhang) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.
Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên ngưòi quá cố, ngày tháng năm (dương lịch và âm lịch), tên địa phương mình ở, tên mình và tên những ngưòi trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện,... Riêng tên ngưòi quá cố ta phải.khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của cúng, khấn, vái, và lạy.
Cúng
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, thìa lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phưốc lành.
Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, lễ cúng đêm Giao thừa hay còn gọi là lễ “trừ tịch” được thực hiện vào đêm 30 Tết với ý nghĩa tiễn đưa những điều xấu, xui xẻo của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới.
Theo phong tục truyền thống, người Việt tin rằng mỗi năm có một vị quan Hành khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành khiển. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần mới. Gia đình sắm lễ với mong muốn cả nhà được bình an, hạnh phúc trong năm mới. Quan niệm dân gian cho rằng việc bàn giao tiếp nhận công việc của các vị thần diễn ra rất khẩn trương, các vị ấy chỉ có thể ăn vội vàng hoặc đi ngang qua chứng kiến tấm lòng của gia chủ.
Vì vậy mâm cỗ cúng quan Hành khiển thường đặt ngoài cửa chính. Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời là cỗ mặn, gồm có xôi gà, hoặc thủ lợn, bánh chưng, mứt, trầu cau, rượu, nước, vàng mã và hoa quả. “Lễ vật không cần quá cầu kỳ, hầu hết là những sản vật gần gũi với đời sống gia đình, miễn sao đảm bảo thanh tịnh. Cúng Giao thừa người ta đặc biệt chú ý đến gà cúng, gà thường là gà trống choai, mới tập gáy, thân hình cân đối, mào cờ, mỏ vàng, chân vàng và chưa từng đạp mái”, GS Thịnh hướng dẫn. Mâm cúng ngoài trời phải đặt ở nơi sạch sẽ, trên mâm có một bát gạo để cắm hương, hai ngọn nến hoặc đèn dầu. Cúng đêm Giao thừa trong nhà là để lễ tổ tiên, với mong muốn cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp nhiều điều tốt lành năm mới.
Mâm cỗ này có thể được cúng sớm hơn, lễ vật tùy từng điều kiện gia đình.
Bài cúng đêm giao thừa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần
- Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
- Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Tống Vương Hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan
- Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Ất Mùi với năm Bính Thân, chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………
Nhân phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Mẹo vặt về cây gấc và quả gấc – không biết thì phí cả đời
-
Cây hợp MỆNH, 12 con giáp nên sắm liền tay “VẬN MAY ĐANG ĐÓN CHỜ”
-
Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán
-
Phụ nữ chỉ cần có điều này, được chồng YÊU CHIỀU như tiên, MAY MẮN luôn ở bên
-
Bố trí phong thủy trong phòng khách ngày TẾT NGUYÊN ĐÁN