Nội cung trong Tử Cấm Thành là địa hạt riêng tối cao của các hoàng đế Trung Hoa. Đó là nơi không một người đàn ông nào khác được phép ở lại quá lâu. Bá quan văn võ và ngay cả các thân vương của hoàng đế cũng được lệnh phải rời nội cung vào buổi tối. Những người duy nhất có thể ở lại nội cung thực ra lại không phải là “đàn ông” một cách đúng nghĩa. Họ là những hoạn quan của Trung Hoa.
Tuy nhiên, tịnh thân (thiến) cũng là cách để một người có thể được vào hầu hạ trong hoàng cung. Kể từ triều Hán (206 TCN – 220), các hoạn quan đã được tuyển chọn để phục dịch công việc hàng ngày trong nội cung. Cũng bởi thường xuyên tiếp xúc gần gũi với hoàng đế, hoạn quan có thể gây ảnh hưởng nhất định tới các quyết sách của hoàng đế cũng như có được một thế lực chính trị to lớn.
Các hoạn quan không có con cái nối dõi để truyền kế quyền lực nên không phải là mối đe dọa quá nghiêm trọng cho quyền lực của vương triều. Những vị hoàng đế quyền lực nhất thường có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong nội cung. Dùng hoạn quan để hầu hạ cũng giúp họ loại bỏ mối lo các thê thiếp của mình mang thai với người khác.
Một tay che trời
Dù bị tước đi khả năng tự lập cho mình một vương triều tập quyền (không có con nối dõi), các hoạn quan vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào việc phế lập hoàng đế. Nắm trong tay quyền lực to lớn, một số hoạn quan trở nên tha hóa, biến thành những con người tham lam, tàn nhẫn và gian hiểm. Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, hoạn quan thường là những vai phản diện. Rất nhiều gian thần hoạn quan có thể tìm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Sự sụp đổ của triều Tần (221 – 206 TCN) dưới tay hoạn quan Triệu Cao là một ví dụ.
Theo như sử sách chép lại, Triệu Cao xuất thân trong một gia đình quý tộc tông thất nhà Triệu (một trong số 7 nước thời Chiến Quốc). Vì cha mẹ của Triệu Cao phạm pháp, ông cùng với huynh đệ của mình mắc tội liên đới và bị xử cung hình. Triệu Cao vốn giỏi về hình luật và và pháp lệnh nên được Tần Thủy Hoàng thu nạp về dưới trướng rồi phong cho chức “Trung xa phủ lệnh”.
Dần dần, Triệu Cao trở thành một trong những cận thần thân tín của hoàng đế. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao và Thừa tướng Lý Tư đã tiến hành một cuộc chính biến, bức hại thái tử Phù Tô cùng hai tướng quân thân cận của Phù Tô là Mông Điềm và Mông Nghị. Sau đó, Triệu Cao đưa con thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi lên ngôi làm một hoàng đế bù nhìn, tức Tần Nhị Thế.
Chỉ ba năm sau, Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa gây ra một cuộc bạo loạn lớn. Triệu Cao nhiều lần giấu nhẹm tin bại trận, không cho Tần Nhị Thế Hồ Hợi biết rõ binh tình. Sau này, khi Lưu Bang và Hạng Vũ hai mặt tiến đánh vào Quan Trung, vì sợ tội, Triệu Cao đã bức Tần Nhị Thế phải tự sát.
Nhị Thế chết rồi, Triệu Cao lại lập Tử Anh lên làm hoàng đế mới. Tử Anh biết rõ mình chỉ là con rối trong tay Triệu Cao và sẽ sớm bị phế bỏ một khi không còn giá trị lợi dụng. Tử Anh lập mưu giết chết Triệu Cao. Nhưng các cuộc nổi dậy đã không còn có thể dập tắt được nữa. Tử Anh đầu hàng Lưu Bang, người mở cơ nghiệp cho triều Hán sau này. Chỉ 3 năm sau ngày Tần Thủy Hoàng băng hà, dưới tay Triệu Cao, cơ nghiệp nhà Tần đã mau chóng sụp đổ.
Những thú vui bệnh hoạn
Nhiều người cho rằng, do bị cắt bỏ dương vật nên hầu hết đời sống của hoạn quan vô cùng phức tạp và méo mó biến thể. Tâm sinh lý của họ cũng bất bình thường so với người khác do những thay đổi về cơ thể. Được biết, sau khi bị cắt bỏ "của quý", hầu hết hoạn quan đều trở nên nữ tính, giọng nói bị thay đổi và sống trong trạng thái "dở nam, dở nữ". Chính những điểm khác người khiến họ cay độc và quái đản hơn.
Không những thế, để mua vui và chăm sóc đời sống tinh thần của các hoàng đế, hoạn quan thường phải nghĩ ra những trò tiêu khiển kinh dị và dâm loạn nhất.
Nhiều tài liệu ghi chép lại, hoạn quan thường thay mặt vua đi ra ngoài cung để tuyển chọn mỹ nhân phục vụ cho những trò chơi chăn gối của hoàng thượng. Có sử ghi rằng, các hoạn quan đã nghĩ ra trò thị dâm bằng cách tuyển trọn các mỹ nữ vào cung khỏa thân để hoàng thượng và chính những hoạn quan này thị tẩm.
Không những thế, hoạn quan cũng thường tìm đến những dụng cụ tình dục để làm thỏa mãn nhu cầu của mình. Chuyện quan hệ tình dục của hoạn quan thường chỉ là sự đụng chạm và thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và tâm lý mà thôi. Cũng bởi nó được phát sinh từ những suy nghĩ cay độc và biến thái của thái giám nên "chuyện yêu" này thường rất dị dạng.
Dù không còn năng lực tính dục, song hoạn quan vẫn có những nhu cầu nhất định trong chuyện nam nữ.Về mặt sinh lý, mặc dù khiếm khuyết bộ phận sinh dục nhưng tuyến sinh dục ở họ vẫn còn và vẫn tiết ra hóc-môn sinh dục.
Sử sách ghi chép lại nhiều mối tình đồng tính giữa hoàng đế và hoạn quan, đơn cử như mối tình của vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu. Ngoài ra, hoạn quan có thể tìm tới những phi tần thất sủng hay gái lầu xanh, vợ của quan thất thế để giở những trò bệnh hoạn và biến thái của mình.
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Chuyện tình “khắc cốt ghi tâm” của hoàng đế TQ và nàng tiểu phi xinh đẹp
-
Lý do khiến ngàn năm qua lăng mộ Võ Tắc Thiên không có ai đào trộm được
-
Nhục hình man rợ nhất Trung hoa - nỗi khiếp đảm của tội nhân
-
Phát hiện tình tiết bất ngờ về thân phận Võ Tắc Thiên – khiến người đời kinh hãi
-
Nhan sắc xinh đẹp của những công chúa nổi tiếng Việt Nam