Võ Tắc Thiên và danh sách người tình trong cuộc đời của bà (P.2)

( PHUNUTODAY ) - Liệu rằng cuộc đời người đàn bà nổi tiếng dâm loạn này đã yêu ai thật lòng hay chưa? Yêu ai nhất hay chỉ là những phút giây ham mê dục vọng?

Võ Tắc Thiên (Chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 2, 705[1]), hay thường gọi Vũ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, cùng với tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên Hoàng (天皇) của Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong 1 thời gian và cùng được gọi là Nhị Thánh (二圣). Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 - 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Trên ngai vàng đầy quyền uy, Võ Tắc Thiên trước sau đã sủng hạnh không ít đàn ông, trong đó có thể kể tới anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo.. Đó là điều mà ai cũng biết.

vo-hau1 phunutoday

 Võ Tắc Thiên và tạo hình trong phim

Tuy nhiên, có lẽ cũng chính vì vậy mà ít người có thể tin được rằng, cả đời Võ Tắc Thiên lại yêu thầm một sủng thần của mình dù bị người này liên tục từ chối.

Mối tình thâm kín của Võ hậu và Địch Nhân Kiệt

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa, người đàn ông mà Võ Tắc Thiên thầm yêu trộm nhớ lại chính là vị quan phá án nổi tiếng triều Đường – Địch Nhân Kiệt.

Để thưởng cho công lao đánh đuổi quân Khiết Đan của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên đã tặng cho Địch Nhân Kiệt một áo bào tía, một đai rùa và hai mươi chữ vàng trên chiếc áo bào màu tía do tự tay mình viết.

Năm Thánh Lịch thứ nhất, tức năm 698 sau Công Nguyên, cháu trai của Võ Tắc Thiên là Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư nhiều lần phái người tới gặp và thuyết phục nữ hoàng họ Võ cho mình trở thành thái tử.

Đại thần Lý Chiêu Đức biết chuyện tới khuyên Võ Tắc Thiên, nói rằng từ xưa tới giờ, chẳng có mối quan hệ ruột thịt nào thân tình bằng mối quan hệ giữa mẹ và con, nay nên chọn Lô Lăng Vương Lý Hiển làm thái tử mới phải lẽ.

Địch Nhân Kiệt theo Võ Tắc Thiên đã nhiều năm, hiểu rất rõ tính tình cũng như suy nghĩ của vị nữ hoàng này, cũng nhân cơ hội đó nói:

“Nếu như bệ hạ lập con của mình làm thái tử thì ngàn vạn năm sau vẫn có thể được con cháu thờ phụng trong thái miếu, còn như lập cháu ngoại làm thái tử thì từ xưa tới nay, chưa từng nghe có người cháu nào lên ngôi vua lại thờ phụng cô của mình trong thái miếu cả”.

Võ Tắc Thiên nghe xong cảm thấy rất khó chịu, nói: “Đây là việc riêng của trẫm, khanh đừng xen vào làm gì”.

Địch Nhân Kiệt vẫn ngang, muốn thuyết phục Võ Tắc Thiên bằng được, nói: “Người làm Hoàng đế bốn biển thiên hạ đều là nhà, vậy có việc gì không phải là việc nhà của bệ hạ! Thần là tể tướng, việc đó làm sao lại không tham gia cho được?”

Võ Tắc Thiên sau cùng đã nghe theo ý kiến của Địch Nhân Kiệt, cho triệu hồi Lô Lăng Vương khi đó đang bị đày ngoài biên ải trở về Hoàng cung làm Hoàng thái tử.

Một người thẳng tính như Địch Nhân Kiệt, thành ra những người tìm cách bợ đỡ, nịnh hót họ Địch cũng gặp phải không ít khó khăn. Sự tín nhiệm và coi trọng mà Võ Tắc Thiên dành cho Địch Nhân Kiệt có thể khẳng định là không một vị đại thần nào có được.

vo-hau phunutoday

 Ảnh minh họa Võ Tắc Thiên và Địch Nhân Kiệt

Vị nữ hoàng họ Võ thường xuyên gọi Địch Nhân Kiệt là “Quốc lão” một cách rất thân mật chứ không gọi Địch Nhân Kiệt bằng tên như các đại thần khác. Địch Nhân Kiệt là một người thẳng thắn và có chút ngang tàng. Họ Địch thường xuyên tranh cãi tay đôi với nữ hoàng ngay tại triều đình, trước mặt bá quan văn võ.

Võ Tắc Thiên là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, lại nổi tiếng là người tàn nhẫn, tuy nhiên, vẫn thường xuyên bị Địch Nhân Kiệt thuyết phục. Sau này, rất nhiều lần Địch Nhân Kiệt cáo lão về quê nhưng Võ Tắc Thiên kiên quyết không cho.

Mỗi lần Địch Nhân Kiệt vào gặp Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng đều ngăn không cho Địch Nhân Kiệt quỳ lạy mình, nói: “Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau”.

Võ Tắc Thiên sợ Địch Nhân Kiệt tuổi tác đã cao không thể chịu việc lao lực quá độ, vì thế nói với các đại thần khác rằng: “Nếu như không phải là việc quốc gia đại sự quan trọng thì không được phiền tới Địch tiên sinh”.

Năm Cửu Thị thứ nhất, tức năm 700 sau Công Nguyên, Địch Nhân Kiệt mắc bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên đau lòng khóc rằng: “Từ nay triều đường sẽ trở nên vắng vẻ! Ông trời vì sao lại nỡ cướp đi quốc lão của ta như vậy!”.

Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn