Mới nhất, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị H. 30 tuổi, trú tại xã Thanh Sơn, huyện Uông Bí bị đau bụng âm ỉ, đau liên tục vùng hố chậu phải, đau tăng dần kèm theo cảm giác chướng bụng, sốt.
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện một chiếc tăm nhọn đâm thủng ruột, gây viêm phúc mạc khu trú vùng hố chậu phải và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu bằng phương pháp nội soi.
Chị H. cho biết, hàng ngày đều dùng tăm vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, nhưng không nhớ bị nuốt phải tăm khi nào.
ThS.BS Nguyễn Vũ cho biết, trường hợp của chị H. nếu không được phẫu thuật lấy di vật, rửa sạch khoang màng bụng và khâu phục hồi lại manh tràng thì người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu nguy hiểm tính mạng.
Thói quen dùng tăm xỉa răng có hại cho sức khỏe như thế nào?
Gây mòn men răng
Sau khi ăn, bạn thường có thói quen dùng tăm để lấy các cặn thức ăn thừa trong từng kẽ răng, hành động này sẽ vô tình khiến men răng bị bào mòn nhanh chóng. Về lâu dài, việc duy trì thói quen này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng. Chính vì vậy, bạn cần từ bỏ ngay thói quen dùng tăm xỉa răng nếu không muốn men răng bị phá hỏng và gây ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng của bạn.
Tổn thương nướu và chân răng
Thường xuyên dùng những vật có đầu nhọn như tăm để xỉa răng không chỉ gây tổn thương nướu mà còn khiến chân răng xuất hiện cảm giác tê buốt, đau nhức. Nếu cứ duy trì thói quen này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vùng nướu và làm chân răng bị hỏng.
Làm thưa răng
Một trong những nguyên nhân khiến răng bị thưa chính là do thói quen dùng tăm xỉa răng sau khi ăn. Việc tác động tăm thường xuyên ở cùng một vị trí trên răng trong thời gian dài sẽ tạo ra những lỗ hổng lỡn giữa các chân răng. Bên cạnh đó, vì chân răng bị hở nên càng khiến thức ăn dễ dàng mắc lại trên răng hơn.
Để khắc phục tình trạng thức ăn thừa mắc vào chân răng, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa sẽ tốt hơn việc dùng tăm để làm sạch răng.
Tác giả: