Bệnh nhân là chị Lò T. H. (30 tuổi), xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa nhập viện với triệu chứng sốt, tổn thương vùng cận ngực.
Chị H. cho biết, thời gian gần đây chị phát hiện một nốt đỏ trên ngực phải kích cỡ 0,5x0,5cm, đau nhẹ kèm theo ngứa.
Tại phòng khám tư, bác sĩ thăm khám nghi bệnh nhân bị viêm tuyến vú. chị H cho biết, lúc phát hiện bệnh chị đang đi công tác, và chỉ nghĩ là mình bị mụn nhọt, nhờ đồng nghiệp nặn ra. Sau nặn, một sinh vật khá lớn trồi lên, ngọ nguậy khiến cả 2 cùng hốt hoảng.
Bệnh nhân đang điều trị tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ.
Ngay sau đó chị H. đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn Trùng TƯ khám lại vì nghi sinh vật kia là sán. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ xác định bệnh phẩm là sán lá gan lớn (Fasciola).
Chị H. chia sẻ, ngoài việc thỉnh thoảng thấy nhói nhẹ ở ngực, không có triệu chứng gì đặc biệt.
TS Thọ cho biết, do bệnh nhân thường hay ăn lẩu với các rau thủy sinh như rau cần, rau ngổ... là yếu tố nguy cơ gây bệnh sán lá gan.
Tuy nhiên, đây là trường hợp hiếm gặp do sán lá gan chủ yếu trú ngụ trong gan, nếu lạc chỗ cũng chỉ ở khu vực cơ thẳng gần bụng, cơ tim, phổi, riêng bệnh nhân H. lạc lên vú. Sau tẩy sán, bệnh nhân hồi phục rất tốt và vừa được xuất viện sau hơn 1 tuần điều trị.
Cách đề phòng bệnh nhiễm sán lá gan:
Biện pháp phòng, tránh bệnh sán lá gan nhỏ tốt nhất là không ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cua cá nấu chưa chín. Những địa phương có lưu hành bệnh cần có các biện pháp quản lý cũng như tuyên truyền cho cộng đồng từ việc nuôi cá (như không thả phân tươi xuống ao) đến việc chế biến các loại thực phẩm từ cá.
Ăn chín, uống sôi bỏ thói quen ăn các thức ăn sống như tiết canh, gỏi và các loại thịt tái sống, các loại rau thủy sinh như cần, ngổ,..
Lựa chọn ăn thực phẩm sạch như nguồn thực phẩm phải được lấy từ các trang trại nuôi, vật nuôi sạch thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm.
Bệnh sán lá gan nhỏ nếu được chẩn đoán sớm, các biện pháp điều trị thường mang lại hiệu quả cao và hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác giả: