Có nên cắt bao quy đầu cho con không?

( PHUNUTODAY ) - Nghe theo lời khuyên của nhiều người, một số ông bố bà mẹ đưa con đi cắt bao quy đầu quá sớm khiến đứa trẻ mỗi lần đi tiểu lại khóc thét vì đau đớn.

 Bao quy đầu là phần da che phủ quy đầu. Trước khi trẻ chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật phát triển như một thể thống nhất, dính chặt với nhau. Dần dần, mặt trong của bao quy đầu và lớp da của đầu dương vật bắt đầu tách rời nhau, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt mỗi lớp. Biểu mô của hai lớp này thường xuyên được thay mới. Tế bào chết tích tụ thành chất tiết trắng, dần dần được đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Trên thực tế, có khi phải mất 5-10 năm hoặc hơn, quá trình tách mới hoàn thành, và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi đầu dương vật về phía bụng.

Trong khi đó, định nghĩa về hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da bó chặt quy đầu, không thể lộn hoàn toàn ra khỏi quy đầu. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, tỷ lệ hẹp sẽ giảm dần theo lứa tuổi. Khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng càng lớn lên, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu gần như không cần phải can thiệp. Theo đó, 96% trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu; 50% trẻ 1 tuổi vẫn còn tình trạng trên; 10% trẻ 3 tuổi gặp rắc rối với tình trạng hẹp và chỉ có 1% thanh niên 17 tuổi thực sự có vấn đề với bao quy đầu của mình vì quá hẹp.

Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp vì có sẹo xơ, hình thành sau viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó.

Theo chia sẻ từ một bà mẹ giấu tên, chị mới đưa con trai sơ sinh đi cắt bao quy đầu. Sau cuộc tiểu phẫu, con trai chị được quấn bằng một chiếc chăn và đưa ra ngoài, bác sĩ cho phép chị đưa con về nhà ngay sau đó.

"Sau khi trở về nhà, tôi bắt đầu bế con trai từ xe hơi để vào nhà nhưng bất ngờ phát hiện ra phần ghế con nằm có máu, trên tấm chăn quấn người con cũng loang lổ vết máu. Ngay lập tức, vợ chồng tôi đã bế con ra ngoài để nhìn thì phát hiện thấy máu chảy ra tã của con, và chảy đầy ra chân. Chúng tôi tháo tã con ra thì bàng hoàng khi máu chảy liên tục từ dương vật của con".

Trong cơn hoảng loạn, vợ chồng chị chỉ kịp thay cho con một chiếc tã mới và đưa con quay trở lại bệnh viện. "Bác sĩ cho biết, trong quá trình cắt bao quy đầu, con đã bị cắt nhầm một mạch máu nên máu đã chảy khá nhiều. Suốt khoảng thời gian này con đã phải thay 3 chiếc tã, bị sốt 38 độ C và không còn tỉnh táo. Bác sĩ đã phải thử 5 lần mới tìm được mạch để cầm máu và nhận thấy rằng cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu đã không thành công và không được thực hiện đúng cách".

Theo lời khuyên của bác sĩ:

- Hẹp bao quy đầu nếu không có vấn đề gì sẽ tự khỏi bởi vậy bố mẹ chỉ cần đưa con đi khám khi quy đầu quá dài, quá hẹp, đái phồng, cặn bẩn, viêm nhiễm.

- Bố mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi điều trị hẹp bao quy đầu.

- Khi trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể bôi thuốc Betamethason và tham vấn bác sĩ. Còn đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay bởi lúc này nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Tác giả:

Tin nên đọc